Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sảnxuất củanông hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 78)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sảnxuất củanông hộ

3.3.3.1. Đối vi ngành trng trt

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt với đối tượng sản xuất là các sinh vật. Vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng luôn tuân theo quy luật năng suất giảm dần. Toàn bộ quá trình sản xuất được chia làm 3

giai đoạn căn cứ theo mức đầu tư chi phí và năng suất đạt được. Vì vậy đầu tư đúng thời kỳ ở mức hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Ngành trồng trọt của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây lâu năm là không đáng kể.Vì vậy, quá trình hạch toán chi phí chỉ tính riêng cho cây trồng chính là lúa. Còn các hoạt động trồng trọt của hộ bao gồm cả một số diện tích vườn tược trong nhà rất nhỏ chỉ để tiêu dùng trong gia đình nên không hạch toán chi phí.

Mô hình sản xuất lúa

Điển hình là giống lúa lai Nhị Ưu 838

Nhị ưu 838là giống lúa lai thời gian sinh trưởng: vụ xuân 125 – 130 ngày, thân cứng, chống đổ, đẻ nhánh mạnh, rễ phát triển nhanh. Chống chịu sâu bệnh khá,thích hợp chân vàn, vàn thấp, được người nông dân tại xã Tràng An gieo trồng phổ biến. Là giống lúa ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao, đẻ nhánh khá, chịu rét khá. Có bộ lá đứng, gọn, sạch sâu bệnh chưa nhiễm đạo ôn. Chịu thâm canh trung bình.Quá trình điều tra nhóm hộ trên địa bàn,hầu hết các hộ đều có diện tích gieo trồng giống lúa này và diện tích tương đối cao.

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện diện tích lúa bình quân (sào/hộ) theo các nhóm hộ 0 2 4 6 8 10 12 hộkhá hộtrung bình hộnghèo diện tích bình quân (sào/hộ)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, diện tích lúa bình quân giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau khá lớn. Hộ khá có diện tích lúa lớn nhất bình quân 11,08sào/hộ; hộ trung bình có diện tích lúa bình quân 9,72 sào/hộ. Hộ nghèo có diện tích nhỏ nhất là 5,5 sào/hộ. Lúa là cây trồng chính trên địa bàn xã và mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Lúa là cây trồng chính trên địa bàn xã và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ nông dân. Lợi nhuận giống lúa lai Nhị Ưu 838 mang lại cho các nhóm hộ điều tra được thể hiện dưới bảng 3.10

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất giống lúa lai NhịƯu 838 (Đvt: 1000 đồng) Nhóm hộ Chỉ tiêu Lúa lai NhịƯu 838 Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1. Chi phí thực tế 19.195,64 16.383,3 6.924,5 2. Giá trị sản xuất 32.931,2 28.793,85 14.533,33 3. Lợi nhuận 13.735,56 12.410,55 7.608,83

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tổng mức chi phí cho giống lúa lai Nhị Ưu 838 của các nhóm hộ có sự chênh lệch rõ rệt. Nhóm hộ khá và trung bình có mức đầu tư cho giống lúa này cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo do diện tích canh tác của nhóm hộ cao hơn và họ có điều kiện về vốn để đầu tư nhiều hơn. Các khoản chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nhóm hộ khá và trung bình chiếm mức đầu tư cao hơn hẳn so với nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo thiếu vốn và chi phí để thuê lao động tương đối cao.

Do mức đầu tư chi phí giữa các nhóm hộ có sự khác biệt vậy nên giá trị sản xuất và lợi nhuận mà nhóm hộ khá và trung bình cao hơn tương đối so với nhóm hộ nghèo.

Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của giống lai NhịƯu 838 (Đvt: 1000đồng) Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo GO 32.931,2 28.793,85 14.533,33 IC 11.445,64 9.593.3 4.944,5 VA 21.485,56 19.200,55 9.588,83 GO/IC 2,87 3,00 2,94 VA/IC 1,87 2,00 1.94

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Đối với cây vụ đông trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành nghề trong xã, thu nhập từ ngành nghề hấp dẫn hơn nên diện tích trồng cây vụ đông không được sử dụng hiệu quả, thay vào đó là 2 vụ lúa/năm. Còn các khoản thu nhập lớn từ các cây lâu năm (hồng xiêm, nhãn, mít,….) hàng năm đem lại cho các vườn từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng/năm.

3.3.3.2. Đối vi ngành chăn nuôi

* Mô hình chăn nuôi: 3 loại vật nuôi phổ biến của nông hộ là lợn, gà, vịt

Trong những năm gần đây, do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, hơn nữa chi phí cho thức ăn chăn nuôi tăng cao mà đầu ra thì gặp nhiều khó khăn nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quy mô đàn cũng như hiệu quả trong chăn nuôi. Người nông dân không còn mặn mà với chăn nuôi khi nó không mang lại lợi nhuận cao và đôi khi còn thua lỗ.

Các hộ trong xã chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi nên chi phí đầu vào khá cao, trong khi giá cả thị trường đầu ra lại thấp dẫn đến hiện tượng một số lượng lớn hộ nông dân bỏ không chuồng trại chăn nuôi. Hiện tại, các hộ chăn nuôi có đặc điểm làchăn nuôi lợn nái và một số lượng ít lợn thịt, gia cầm thì chỉ tái đàn với số lượng nhỏ mà không dám đầu

tư chăn nuôi số lượng lớn. Chăn nuôi lợn chỉ tập trung ở nhóm hộ khá và hộ trung bình, với đặc điểm có khoảng 1 hoặc 2 con lợn nái và mỗi năm xuất chuồng từ đến 4 đến 5 con lợn thịt.

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện số lượng vật nuôi bình quân theo các nhóm hộ trong năm 2013

Biểu đồ trên thể hiện rõ số lượng đầu gia súc, gia cầm và thủy cầm của các nhóm hộ điều tra. Gia súc chủ yếu là lợn nái và lợn thịt, được chăn nuôi chủ yếu ở nhóm hộ khá và hộ trung bình với số lượng bình quân hộ khá 3,88 con/hộ/năm, hộ trung bình là 3 con/hộ/năm. Tình hình chăn nuôi gà, vịt diễn ra ở hầu hết các hộ nhưng với số lượng khác nhau. Hộ khá có số lượng đầu con nhiều nhất, mỗi hộ bình quân 20,4 con gà và 35,2 con vịt. Hộ trung bình ít hơn hộ khá với bình quân mỗi hộ có 17,4 con gà và 22,7 con vịt. Hộ nghèo chỉ chăn nuôi gà vịt với số lượng rất ít, bình quân mỗi hộ có 11,83 con gà và 6,67 con vịt.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 hộkhá hộtrung bình hộnghèo lợn gà vịt

Bảng 3.12: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nông hộđiều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu Ngành chăn nuôi Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1.Chi phí sản xuất 49.921,6 32.526,96 2.509,64 2.Giá trị sản xuất 64.580,8 41.883,26 3.601,56 3. Lợi nhuận 14.659,2 9.356,3 1.091,92

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Chi phí cho chăn nuôi giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch tương đối lớn. Nhóm hộ khá có tổng chi phí là 49.921.600 đồng/hộ, nhóm hộ trung bình có tổng chi phí là 32.526.960đồng/hộ và nhóm hộ nghèo là 2.509.640 đồng/hộ

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nhóm hộ khá có nhiều kinh nghiệm, tiếp thu kỹ thuật nhanh nhạy hơn các nhóm hộ khác. Hơn nữa nhóm hộ khá có điều kiện hơn về vốn để đầu tư cho chăn nuôi, số lượng đầu con nhiều hơn các nhóm hộ khác. Có kiến thức kỹ thuật, chủ động trong phòng chống bệch dịch trên gia súc, gia cầm.

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi (Đvt: 1000 đồng) Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo GO 64.580.8 41.883,26 3.601,56 IC 49.921,6 32.526,96 2.509,64 VA 14.659,2 9.356,3 1.091,92 GO/IC 1,29 1,29 1,44 VA/IC 0,29 0,29 0,44

3.3.3.3. Đối vi hot động phi nông nghip

Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động nông nhàn, trong những năm gần đây ngoài việc đầu tư phát triển nông nghiệp các hộ nông dân còn tham gia các hoạt động khác thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động phi nông nghiệp tương đối phát triển, nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ nông dân. Loại hình sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp này được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có hai hình thức phổ biến nhất là ngành nghề và dịch vụ. Các ngành nghề được sử dụng trong nông thôn chủ yếu là những nghề phụ có thể huy động được sức lao động của người già, trẻ em, và tận dụng được thời gian rảnh dỗi nên số người tham gia lĩnh vực này khá cao. Tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể làm được và liên tục. Các lao động nông nghiệp có thể tham gia các ngành nghề vào tất cả những ngày trong năm trừ những ngày mùa vụ thì nông dân phải làm việc đồng áng. Với thu nhập bình quân dao động từ 7.000 đồng đến 25.000 đồng/ người/ngày.

Bảng 3.14: Kết quả sản xuất kinh doanh từ hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộđiều tra năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT BQC Phân theo nhóm hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1.Ngành dịch vụ -Vốn đầu tư 1000đ 2.677,33 4.525 3.243 0 -Doanh thu 1000đ 6.622,33 10.750 8.463 0 -Thu nhập 1000đ 3.945 6.225 5.220 0 2.Ngành nghề

-Số người tham gia/hộ Người 0,98 1,25 1,03 0,67

-TNBQ/người/ngày 1000đ 16 20 18 10

-Số ngày tham gia/năm Ngày 172,23 203 187 141,7

-Thu nhập từ nghề phụ 1000đ 2.862,67 4.075 4.110,71 1.417

3.Tổng thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp

1000đ 6.807,67 10.300 9.330,71 1.417

Đối với hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải có lượng vốn ban đầu lớn để mua trang bị máy móc, và phải có khả năng về kiến thức kỹ thuật cũng như đủ sức khỏe. Ví dụ như nhiều hộ khá cá vốn tiến hành mua máy móc trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 78)