Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 104)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

4.2.1.Những giải pháp chung

* Quy hoạch đất

- Kết hợp các biện pháp khuyến nông và thủy lợi, phấn đấu tăng và duy trì hệ số sử dụng đất trồng trọt của xã trong những năm tiếp theo lên 2,5 lần

- Quy hoạch và sắp xếp những diện tích đất chưa tiến hành dồn điền đổi thửa và giao cho các hộ gia đình phù hợp với mô hình sản xuất hàng hoá, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Chuyển đổi một số diện tích đất lúa (khoảng 98 ha) ở những cánh đồng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá kết hợp chăn nuôi và trồng cây dài ngày hiệu quả cao.

- Bố trí gieo trồng cây trồng vụ Đông: bí xanh ( 11,625 ha), ngô (4,169 ha), khoai lang (5,51 ha), rau màu các loại (81,181 ha), đậu đỗ (97ha), nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh lãng phí tài nguyên đất

* Chính sách hỗ trợ phát triển

- Lãi suất vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế nông nghiệp thấp hơn làm những ngành nghề khác (1%/tháng). Ngân hàng chính sách cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng. Là cơ hội để người nông dân phát triển kinh tế

- Nhà nước đưa ra mức giá sàn cho các hàng hóa nông sản để bảo vệ người nông dân, các doanh nghiệp không được mua giá nông sản của người nông dân với giá thấp hơn mức giá sàn

- Chính sách trợ cấp đầu vào cho sản xuất: Hỗ trợ tiền hạt giống cho sản xuất một số loại cây trồng vụ đông như là đậu tương (25.000đồng/sào)

- Hỗ trợ cho các hộ nghèo về điều kiện sinh hoạt: mỗi nhân khẩu được trợ cấp 15kg gạo + 100.000đồng trong dịp Tết Nguyên Đán, con em hộ nghèo đi học được miễn học phí, miễn tiền điện thắp sáng đường làng ngõ xóm

- Mua trả chậm các yếu tố đầu vào: Lúa giống, phân bón từ HTXDVNN xã

* Tổ chức sản xuất

- Liên kết giữa các hộ nông dân có chung nhu cầu về máy móc trong sản xuất nông nghiệp: chung vốn mua máy cày bừa, máy tuốt lúa,… Nhằm chủ động trong sản xuất và thu hoạch

- Liên kết giữa các hộ nông dân với các cơ sở cung cấp yếu tố đầu vào và đầu ra nông sản.

- Cơ cấu thu nhập giữa trồng trọt chăn nuôi và ngành nghề dịch vụ hợp lý, khai thác hiệu quả những nguồn lực của nông hộ để phát triển kinh tế

* Phát triển cơ sở hạ tầng

- Hoàn thành 6 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới mà xã chưa đạt được - Làm tốt công tác giao thông, thủy lợi theo tiêu chí xây dụng Nông thôn mới, làm đường giao thông thôn xóm, bê tông hóa 13,6 km đường trục chính ra đồng

- Tiếp tục đầu tư xây dụng cơ sở vật chất cho các trường học của xã. Năm 2014, hoàn thành xây dựng thêm 6 phòng học trường tiểu học B

- Xây dựng đường giao thông vào các khu trang trại và các cánh đồng (sau khi đã được quy hoạch lại) đảm bảo xe cơ giới đi được đến tất các các cánh đồng, các trang trại

- Xây dựng thêm các trạm biến áp và đường dây điện đến các khu trang trại, cơ sở hậu cần phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp.

- Hoàn thiện thêm 5km kênh mương bê tông và đi vào sử dụng trong năm 2014

- Đẩy mạnh việc hoàn thành dự án nước sạch trong những năm tiếp theo - Xây dựng trạm y tế xã, đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh và khu xử lý rác thải y tế theo tiêu chí Nông thôn mới

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại,... cho các trang trại nuôi gia cầm, gia súc và nuôi cá tập trung

* Hỗ trợ kỹ thuật

- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho người nông dân, cách phòng trừ dịch bệnh

- Phổ biến, khuyến cáo sử dụng những giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao và chất lượng tốt

- HTXDVNN chỉ đạo cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng, thường xuyên thăm đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh và có thông báo kịp thời cho người dân biết cách phòng chống

- Thú y xã tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, khuyến cao người dân cách tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nhất là các trang trại, gia trại chăn nuôi với quy mô lớn.

- Hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, tránh thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh

* Hỗ trợ vay vốn sản xuất

- Các tổ chức địa phương: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,…góp vốn cho hộ nông dân vay đầu tư sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo vay với mức lãi suất thấp hơn (0,65%/tháng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vay vốn phát triển nông nghiệp: Mở rộng quy mô chăn nuôi theo hình thức trang trại với mức lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (11%/năm)

* Mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường yếu tố đầu vào

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tếnông hộ xã Tràng An nói riêng. Vì chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần:

+ Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn nông hộ nâng cao năng lực sản xuất, hỗ trợ vốn và kỹ thuật sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được thị trường.

+ Khuyên khích, hỗ trợ các tổ chức trung gian, các cơ sở tiêu thụ nông sản trên địa bàn xã

+ Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện hỗ trợ trong việc xây dựng lại chợ là nơi tiêu thụ của nhiều loại hàng hóa nông sản

+ Tiếp thu kịp thời sự biến động của thị trường tiêu thụ và có các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất của hộ nông dân, làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Kịp thời xử lý với các trường hợp tự ý đẩy giá lên cao và bán các sản phẩm không đúng chất lượng

+ Chính sách của Đảng và Nhà nước:

Các chính sách của Đảng và Nhà nước phải kịp thời phổ biến tuyên truyền trên phương tiện truyền thông cho các hộ nông dân nắm bắt kịp thời.

Các chính sách phải vừa khuyến khích, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo tính pháp lý, đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Nhà nước và chính quyền các cấp cần có các chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên. Có chính sách trợ giá đối với các sản phẩm do các nông hộ sản xuất ra như: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định và đảm bảo có lợi ích cho họ. miễn thuế vài năm đầu cho các dịch vụ thương nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do người dân địa phương làm ra.

Có những chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn với lãi suất thấp và thủ tục đơn giản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 104)