1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Đánh giá chungvề cách ộnông dânt ại xã Tràng An
3.2.1.1. Đánh giá mức sống
Nhìn chung mức sống của các nông hộ trong xã tương đối ổn định, hầu hết các hộ đều thuộc nhóm hộ khá và trung bình, bên cạnh đó số hộ nghèo còn tương đối cao. Cụ thể, theo tài liệu thống kê năm 2013 của UBND xã Tràng An, toàn xã còn 217 hộ nghèo chiếm 7,97% tổng số hộ trong toàn xã giảm 0,58% so với năm 2012. Những nông hộ rơi vào tình trạng nghèo trong xã hầu hết là những hộ gia đình thương binh sống dựa vào trợ cấp xã hội, bên cạnh đó là một số hộ do không có sức lao động và một tỉ lệ nhỏ là hộ lười lao động. Trong số 217 hộ nghèo trên địa bàn xã có 5 hộ rơi vào tình trạng nghèo kinh niên khó có thể vượt qua ngưỡng hộ nghèo.
* Đặc điểm hộ nghèo:
- Thiếu vốn , thiếu khoa học kỹ thuật và thiếu lao động
-Công cụ sản xuất, thiếu kiến thức và năng lực quản lý đôi khi thiếu cả đất sản xuất nên năng suất lao động thấp
- Thu nhập thấp dẫn đến vốn đầu tư cho tái sản xuất cũng rất ít. Chủ yếu nông sản để tiêu dùng trong gia đình
- Chi tiêu cho sinh hoạt gia đình cũng thấp, chủ yếu sử dụng những sản phẩm do gia đình làm ra
- Nhà ở thường là bán kiên cố và nhà tạm. Tiện nghi trong gia đình rất ít và đơn giản.
- Hộ nghèo chủ yếu có nguồn thu từ nông nghiệp và các ngành nghề TTCN
* Đặc điểm hộ trung bình
- Diện tích đất khá hơn nhưng thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất
- Trình độ quản lý sản xuất có khá hơn hộ nghèo nhưng khả năng ở mức tự cung tự cấp nhiều hơn, sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hàng hóa chưa lớn.
- Thu nhập cao hơn hộ nghèo, đã tích lũy được cho chu kỳ sản xuất sau - Nhà ở chủ yếu là nhà kiên cố và nhà bán kiên cố, tiện nghi sinh hoạt cơ bản đầy đủ. Chi phí cho sinh hoạt lớn hơn nhóm hộ nghèo, đầu tư cho giáo dục và y tế
- Hộ có làm nghề phụ tăng thu nhập
* Đặc điểm hộ khá
- Có quỹ đất sản xuất nhiều hơn mức trung bình, có điều kiện về vốn để mua máy móc sản xuất, giảm được chi phí đầu vào
- Năng lực quản lý tốt hơn hộ trung bình,
- Sản lượng nông sản hàng hóa lớn chiếm khoảng trên 50% sản phẩm đầu ra. Vốn đầu tư cho tái sản xuất khá lớn
- Quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và y tế
- Nhà ở đa phần là nhà kiên cố, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ,
* Đặc điểm hộ giàu
- Trình độ quản lý kỹ thuật khá tốt, ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất
- Sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu chiếm khoảng 70 – 80% với khối lượng nhiều, tỷ suất hàng hóa cao hơn các nhóm hộ khác.
- Thu nhập cao nên mức độ đầu tư cho tái sản xuất là nhiều, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt
- Nhà ở là nhà mái bằng, 2 đến 3 tầng, đầu tư nhiều cho giáo dục và y tế
3.2.1.2. Đánh giá những điều kiện chính trong sản xuất của hộ nông dân
* Đất đai cho sản xuất
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc –Đông Nam, một số khu ruộng hơi trũng. Đất của xã thuộc loại đất thịt và đất phù sa ven sông. Diện tích đất tự nhiên của xã là 876,61 ha. Điều kiện địa hình và đất đai của xã thích hợp cho trồng cây lúa nước và một số loại cây rau màu
* Điều kiện về thủy lợi
Xã Tràng An nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và là đầu nguồn của trạm bơm Đinh Xá nên việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Hệ thống kênh mương dày đặc, đưa nước đến các cánh đồng, người nông dân yên tâm sản xuất.
* Điều kiện giao thông nội đồng
- Nhìn chung điều kiện giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đặc biệt trong mùa vụ. Bề mặt đường rộng khoảng hơn 3m đạt tiêu chuẩn về chiểu rộng tuy nhiên có tới 95% đường nội đồng là đường đất đi lại khó khăn trong những ngày mưa, hệ thống đường đã xuống cấp nghiêm trọng
* Điều kiện về lao động và tổ chức sản xuất
Một thực tế cho thấy về điều kiện lao động nông thôn hiện nay đang ngày càng già hóa. Đội ngũ lao động chủ yếu là người trung và cao tuổi, tầng lớp thanh niên lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Ngoài ra, do tính
chất thời vụ nên lao động nông thôn cũng mang tính mùa vụ, trình độ chuyên môn kém, tỉ lệ lao động nông thôn thất nghiệp còn cao.
- Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Hình thức tổ chức chủ yếu là hộ gia đình tự sản xuất là chính, tổ hợp tác và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể.
* Điều kiện về thông tin KH - KT và ứng dụng KH - KT trong sản xuất
+ Các nguồn thông tin phục vụ sản xuất mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh xã, từ HTXDVNN xã, từ bà con hàng xóm,
+ Thực tế các hoạt động chuyển giao KH - KT và các mô hình sản xuất mới trong những năm qua:
-Các hoạt động chuyển giao KH - KT đã phát huy hiệu quả: Năng suất cây trồng vật nuôi từng bước được nâng cao, giảm bớt được sức lao động của người nông dân, cải thiện đời sống nông dân nông thôn
- Các mô hình sản xuất mới trong năm qua: mô hình chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát triển
3.2.1.3. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế của hộ nông dân
* Những thuận lợi:
- Người nông dân cần cù lao động, học hỏi truyền đạt kinh nghiệm - Có nhiều cơ sở cung cấp giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ cung cấp đến tận hộ nông dân
- Con giống có phẩm chất tốt, sinh trưởng nhanh, năng suất cao - Hệ thống thủy lợi đảm bảo cho tưới tiêu gieo trồng đúng thời vụ
- HTXDVNN thường xuyên thăm quan đồng ruộng, chỉ đạo thời vụ gieo trồng, tình hình sâu bệnh và cách phòng trừ kịp thời
- Áp dụng nhiều loại máy móc vào sản xuất và thu hoạch (máy cày bừa, máy tuốt lúa, máy tời, máy bơm nước) giảm bớt sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất
- Xã có đường quốc lộ chạy qua thuận lợi cho việc giao thương buôn bán nông sản, nối liền với huyện Duy Tiên bởi dòng sông Châu Giang là cơ hội trao đổi hàng hóa với huyện
- Huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cho nông dânthăm quan các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao (nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học)
* Những khó khăn:
- Giá vật tư và lúa giống cao, giá cả các dịch vụ (cày bừa thuê, tuốt lúa thuê, tời lúa thuê) đều cao
- Có nhiều giống lúa làm nhái chất lượng của các cơ sở uy tín, người dân mua gieo trồng làm giảm năng suất
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và dịch bệnh nên khả năng rủi ro là rất cao, đôi khi mất trắng
- Giá đầu ra các mặt hàng nông sản rất bấp bênh, tư thương ép giá, ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
- Dịch bệnh trên gia súc gia cầm làm cho đầu ra khó khăn, thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nông dân không dám chăn nuôi nhiều