1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
3.3.4. Kết quả điều tra,phân tích một số nông hộ điển hình trong sảnxuất nông
trên địa bàn xóm
Đối với các nông hộ, ở chỗ có lợi thế về giao thông, địa lý thì đều tận dụng để phát triển các dịch vụ kinh doanh phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt cho người dân. Bên cạnh đó cũng có các dịch vụ như: xay xát, tuốt lúa, vận chuyển, cày bừa,… Yêu cầu đối với các hộ này phải có nguồn vốn lớn, có lao động sức khỏe tốt và nhanh nhạy nắm bắt thị trường. Làm kinh doanh dịch vụ cũng có thể đêm lại thu nhập cao xong cũng sẽ gặp rủi ro. Chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn đầu tư ban đầu. Đối với các hộ buôn bán, chi phí bao gồm cả khâu vận chuyển, các hao hụt trong dự trữ và nợ đọng của khách hàng. Qua điều tra tìm hiểu, các hộ làm dịch vụ đều gặp khó khăn trong khâu thu hồi vốn. Những hộ làm dịch vụ xay sát, làm thuê khác, khoản chi phí lớn thứ 2 ngoài vốn là chi phí khấu hao tài sản, chi phí nhiên liệu. Loại hình dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, vất vả hơn nhưng không bị nợ đọng.
Còn các hộ khác không có vốn lớn và địa lý thuận lợi cho phát triển dịch vụ buôn bán thì tập trung phát triển các nghề thủ công (làm hàng mã, thêu ren,..) hoặc nghề phụ: làm đậu, nấu rượu để tăng nguồn thu nhập cho gia đình trong những lúc nông nhàn. Những ngành nghề thủ công tuy không mang lại nguồn thu lớn xong cũng giải quyết được phần nào chi phí sinh hoạt cho các nông hộ.
3.3.4. Kết quả điều tra,phân tích một số nông hộ điển hình trong sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp
3.3.4.1. Hộđiển hình trồng trọt:
* Chủ hộ Trần Văn Sự - xóm 2, xã Tràng An, trình độ văn hóa của chủ hộ là cấp 3
+ Điều kiện của hộ: Tổng diện tích đất của hộ và thuê là 6.535 m2 trong đó diện tích trồng lúa là 17 sào, hộ có 5 nhân khẩu đều trong độ tuổi lao động nhưng có 2 nhân khẩu còn đang đi học.. Ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn có nghề phụ là đi đồng nát và 1 người con đã học xong và đang đi làm
+ Kết quả sản xuất của hộ: diện tích canh tác lúa là 17 sào, năng suất vụ chiêm là 2,3 tạ/sào vụ mùa là 1,4 tạ/sào (năm 2013 vụ mùa năng suất thấp do sâu bệnh nhiều). Tổng sản lượng lúa cả năm của hộ là 6,5 tấn. Doanh thu ước đạt khoảng gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên chi phí cho trồng trọt của hộ cũng khá cao trung bình là 800.000/sào/vụ, chưa tính công lao động của gia đình. Hộ không thuê lao động mà chỉ tận dụng lao động của gia đình và làm đổi công cho hàng xóm nên chi phí cho lao động không lớn, chủ yếu là lấy công làm lãi. Chi phí một năm cho trồng trọt khoảng gần 30 triệu đồng.
Bác Trần Văn Sự - chủ hộ trồng trọt điển hình của xóm 2 xã Tràng An cho biết:
“ Cấy lúa không mang lại lợi nhuận cao như các ngành nghề khác và đôi khi mất mùa còn thua lỗ. Mọi người hay nói câu “được mùa thì mất giá” cứ năm nào lúa được mùa thì giá lúa lại thấp, người nông dân nhiều năm còn không bán được thóc trong khi giá cả đầu vào thì tăng liên tục. Nhà bác cấy nhiều thật (gần 2 mẫu ruộng) nhưng cũng chỉ là lấy công làm lãi chứ nếu mà thuê lao động thì mình chẳng còn lại là bao. Cấy nhiều nên khi vào chính vụ rất thiếu lao động, nhưng nhà bác không mấy khi phải thuê, toàn đi là đổi công cho anh em hàng xóm. Trước kia chưa mua được máy cày thì rất phụ thuộc vào người cày thuê, hơn nữa chi phí thuê cày bừa lại cao. Năm nay gia
đình quyết định mua chung với nhà anh trai cái máy cày để mình chủ động
cho sản xuất và giảm được chi phí thuê máy. Mua cái máy cũ nên có chục triệu, chia ra hai nhà thì số vốn cũng không lớn lắm mà nó giúp ích nhiều cho mình. Vụ tới đây nhà bác định xin thêm vài sào cấy rẽ nữa, nhà mình có máy rồi nên chủ động được hơn, không phải chờ đợi, chỉ khoảng gần 2 năm là tiền cày bừa đủ mua chung cái máy rồi”.
+ Những thuận lợi và khó khăn trong trồng trọt của hộ:
Thuận lợi:
- Nhiều hộ bỏ ruộng nên diện tích ruộng khá nhiều, xin thuê ruộng cũng khá dễ dàng
- Các dịch vụ giống, phân bón, và máy móc phục vụ cho gieo trồng và thu hoạch nhiều và thuận tiện
- Trồng lúa không mất nhiều thời gian, chỉ khi vào vụ thì mới vất vả - Hệ thống thủy lợi thuận tiện cho nước vào đồng và tiêu thoát khi cần thiết.
- Khâu thu hoạch và tiêu thụ khá dễ dàng
- Gia đình tận dụng được lao động và chất thải chăn nuôi nên giảm bớt chi phí đầu vào
Khó khăn:
- Giá các vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cao - Đôi lúc thiếu vốn sản xuất, phân bón phải mua trả chậm - Thiếu lao động khi vào chính vụ
- Sâu bệnh ngày càng nhiều và diễn biến rất phức tạp - Giá đầu ra thường bấp bênh , bị tư thương ép giá
3.3.4.2. Hộđiển hình chăn nuôi
Chăn nuôi lợn:
* Chủ hộ Ngô Văn Hiệp – xóm 2, xã Tràng An điển hình trong chăn nuôi lợn
+ Điều kiện chăn nuôi của hộ
Có hệ thống chuồng trại tương đối rộng, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, có thêm nghề phụ là làm đậu nên tận dụng được phụ phẩm đó làm thức ăn cho lợn nái. Hộ có 3 con lợn nái sinh sản. Gia đình có 4 nhân khẩu đều trong độ tuổi lao động nhưng trong đó có 2 con đang học đại học. Chủ hộ có nghề làm thợ xây.
+ Kết quả sản xuất
Hộ có 3 con lợn nái sinh sản, mỗi năm bình quân có 6 lứa lợn con, trong đó để nuôi thành lợn thịt khoảng 3 – 4 lứa, còn lại là bán con giống. Có nghề phụ làm đậu nên giảm bớt được chi phí thức ăn cho lợn nái. Mỗi năm gia đình xuất khoảng 3 tấn lợn thịt và khoảng 7 tạ lợn giống. Sau khi trừ đi chi phí, mỗi năm hộ cũng thu được lợi nhuận khoảng 30 đến 40 triệu đồng
Theo chú Ngô Văn Hiệp – chủ hộ chăn nuôi lợn điển hình của xóm 2
xã Tràng An
“ Chú thì đi xây suốt, ít khi ở nhà lắm, hai thằng con thì học Đại học nên tốn nhiều tiền, mỗi mình cô ở nhà cũng vất vả chăn nuôi, ruộng nương, lại còn làm đậu. Nhưng không làm như vậy thì cũng không có tiền mà nuôi chúng nó ăn học.Vì chăn nuôi lợn cần vốn đầu tư lớn, chi phí nhiều và liên tục, đấy là chưa kể đến dịch bệnh thì thua lỗ nặng lắm nên người dân ở đây họ không dám chăn nuôi nhiều. Được cái là lợn giống nhà chú không phải đi mua, nhà nuôi 3 con nái, nó cứ sinh sản ra đến đâu thì nuôi đến đó, nhà chú có thêm nghề làm đậu nên chi phí thức ăn cho lợn nái là không đáng kể. Nói cho cùng thì chăn nuôi lợn cũng chỉ như hình thức mình gửi tiền tiết kiệm thôi, sau vài tháng thu được khoản tiền lớn hơn để chi phí cho con cái ăn học chứ chẳng lãi lời được bao nhiêu”
+ Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi của hộ:
Thuận lợi:
- Có diện tích chuồng trại và hệ thống biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Tận dụng được sản phẩm phụ từ nghề phụ làm thức ăn chăn nuôi - Có nhiều cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi và dịch vụ mua trả chậm - Có kinh nghiệm trong chăn nuôi về một số loại bệnh tật của lợn - Đã tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn do huyện tổ chức - Dịch vụ thú y và bán thuốc thú y rất thuận lợi
Khó khăn:
- Giá thức ăn chăn nuôi ngày càng cao - Giá cả đầu ra thấp và bấp bênh
- Thiếu vốn trong chăn nuôi
- Dịch bệnh trên đàn lợn ngày càng phức tạp, làm giảm năng suất là hiệu quả chăn nuôi
Chăn nuôi thủy cầm
* Chủ hộ Lê Văn Dũng – xóm 8, xã Tràng An – điển hình trong chăn nuôi vịt.
+Điều kiện chăn nuôi
Có hệ thống chuồng trại, vườn tược, ao hồ. Có kinh nghiệm nuôi trong nhiều năm
+ Kết quả chăn nuôi
Mỗi năm hộ nuôi khoảng 3 đến 4 lứa vịt thịt và có 100 con vịt đẻ. Sản lượng vịt hơi xuất chuồng mỗi năm khoảng 3 tấn và khoảng gần hơn 20.000 quả trứng. Con giống gia đình tự cung cấp do có vịt đẻ, vì vậy cũng giảm được chi phí con giống. Trừ đi chi phí mỗi năm hộ thu lãi khoảng 40 triệu
Chú Lê Văn Dũng – chủ hộ chăn nuôi vịt điển hình tại xóm 8, xã Tràng An cho biết:
“ Một năm nhà chú nuôi khoảng 3, 4 lứa vịt; mỗi nữa cũng tầm 500 – 700 con; chủ yếu là nuôi vịt bầu cánh trắng. Nuôi vịt được cái là nhanh thu hoạch chỉ 2 tháng là bán được nhưng phải được giá thì mới có lãi. Con giống trung bình đã 8.000đồng/con, nhưng do gia đình có vịt đẻ nên không mất tiền giống, chỉ mất tiền ấp trứng, nuôi đến khi bán phải mất trung bình 7,5kg cám (rơi vào 75.000đồng tiền cám). Trong lượng mỗi con khi xuất chuồng chỉ được 2,2kg – 2,3kg nên ít nhất phải bán giá 39.000 – 40.000 đồng/kg hơi mới có lãi. Nếu lứa nào mà nuôi đúng vào vụ gặt thì chăn chạy đồng vài ngày rồi bán thì đỡ chi phí thức ăn, có lãi hơn các lứa khác trong năm”
Thuận lợi:
- Chi phí con giống thấp do gia đình tự cung cấp giống - Các dịch vụ thức ăn cho vịt rất thuận lợi
- Có diện tích ao hồ, vườn tược rộng
- Có kinh nghiệm trong chăn nuôi vịt, biết cách phòng chống dịch bệnh, tự chủ động trong công tác thú y
- Nuôi vịt nhanh thu hồi lại vốn do thời gian nuôi ngắn - Tận dụng chất thải để nuôi cá
Khó khăn:
- Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao - Giá đầu ra thấp và không ổn định
- Nhiều năm gần đây, dịch bệnh trên gia cầm xảy ra ở các khu vực lân cận cũng làm ảnh hưởng đến chăn nuôi của gia đình
Qua lời chia sẻ của các hộ điển hình trong trồng trọt và chăn nuôi trên ta thấy rõ hơn thực trạng sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là trồng trọt của các nông hộ trên địa bàn xã Tràng An, và những vấn đề khó khăn họ gặp phải trong sản xuất
3.3.4.3. Hộđiển hình dịch vụ
* Chủ hộ Ngô Văn Phong,xóm 4 – xã Tràng An, trình độ văn hóa cấp 3 + Dịch vụ văn phòng phẩm
+ Điều kiện kinh doanh của hộ:
Hộ có diện tích nhà ở và cửa hàng văn phòng phẩm tại cổng trường Trung học phổ thông C Bình Lục, có vốn kinh doanh, mua máy photocopy để đáp ứng nhu cầu của thầy và trò, mua bán sách cũ mới của tất cả các lớp.
+ Kết quả kinh doanh: mỗi năm cung cấp mấy trăm bộ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho học sinh các cấp, đáp ứng nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh. Lợi nhuận mỗi năm khoảng 50 triệu đồng.
Thuận lợi:
- Nhu cầu ngày càng cao của học sinh về sách vở các loại
- Có mặt bằng thuận lợi, vị trí thu hút tối đa lượng khách hàng của địa phương
Khó khăn
- Cạnh tranh với các cửa hàng khác trên địa bàn xã
- Khoảng thời gian học sinh nghỉ hè thường bán được ít hàng.