1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4. Đánh giá chungvề điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.4.1. Thuận lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, điều kiện đất đai tương đối tốt là những điều kiện cơ bản về đẩy mạnh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng qua đó sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng.
- Mạng lưới giao thông phát triển, khá thuận tiện trong việc giao lưu hàng hóa với các vùng phụ cận.
- Có hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong trồng trọt là cơ sở quan trọng để nền nông nghiệp của địa phương phát triển
- Trên địa bàn xã có chợ phục vụ nhu cầu cho nhân dân cả trong sản xuất và trong sinh hoạt
3.1.4.2. Khó khăn
- Lượng mưa hàng năm lớn nhưng phân hóa theo mùa, vào mùa khô vào việc khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất còn gặp khó khăn.
- Hệ thống xử lý nước thải trong sinh hoạt và sản xuất còn chưa được chú trọng, quan tâm nên môi trường còn bị ô nhiễm.
- Rác thải trong sinh hoạt chưa được phân loại mà mới chỉ được thu gom và xử lý đốt tập trung tại từng xóm (đội) nên vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương.
- Dân cư trên địa bàn xã chưa được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ y tế mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân địa phương là nước mưa và nước giếng nên vẫn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người
- Trong thời gian qua hoạt động bảo vệ môi trường đã được các cấp các ngành quan tâm giải pháp xử lý ô nhiễm, tuy vậy mức độ ô nhiễm vẫn còn ở mức cần phải được quan tâm hơn nữa
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ
3.2.1. Đánh giá chung về các hộ nông dân tại xã Tràng An
3.2.1.1. Đánh giá mức sống
Nhìn chung mức sống của các nông hộ trong xã tương đối ổn định, hầu hết các hộ đều thuộc nhóm hộ khá và trung bình, bên cạnh đó số hộ nghèo còn tương đối cao. Cụ thể, theo tài liệu thống kê năm 2013 của UBND xã Tràng An, toàn xã còn 217 hộ nghèo chiếm 7,97% tổng số hộ trong toàn xã giảm 0,58% so với năm 2012. Những nông hộ rơi vào tình trạng nghèo trong xã hầu hết là những hộ gia đình thương binh sống dựa vào trợ cấp xã hội, bên cạnh đó là một số hộ do không có sức lao động và một tỉ lệ nhỏ là hộ lười lao động. Trong số 217 hộ nghèo trên địa bàn xã có 5 hộ rơi vào tình trạng nghèo kinh niên khó có thể vượt qua ngưỡng hộ nghèo.
* Đặc điểm hộ nghèo:
- Thiếu vốn , thiếu khoa học kỹ thuật và thiếu lao động
-Công cụ sản xuất, thiếu kiến thức và năng lực quản lý đôi khi thiếu cả đất sản xuất nên năng suất lao động thấp
- Thu nhập thấp dẫn đến vốn đầu tư cho tái sản xuất cũng rất ít. Chủ yếu nông sản để tiêu dùng trong gia đình
- Chi tiêu cho sinh hoạt gia đình cũng thấp, chủ yếu sử dụng những sản phẩm do gia đình làm ra
- Nhà ở thường là bán kiên cố và nhà tạm. Tiện nghi trong gia đình rất ít và đơn giản.
- Hộ nghèo chủ yếu có nguồn thu từ nông nghiệp và các ngành nghề TTCN
* Đặc điểm hộ trung bình
- Diện tích đất khá hơn nhưng thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất
- Trình độ quản lý sản xuất có khá hơn hộ nghèo nhưng khả năng ở mức tự cung tự cấp nhiều hơn, sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hàng hóa chưa lớn.
- Thu nhập cao hơn hộ nghèo, đã tích lũy được cho chu kỳ sản xuất sau - Nhà ở chủ yếu là nhà kiên cố và nhà bán kiên cố, tiện nghi sinh hoạt cơ bản đầy đủ. Chi phí cho sinh hoạt lớn hơn nhóm hộ nghèo, đầu tư cho giáo dục và y tế
- Hộ có làm nghề phụ tăng thu nhập
* Đặc điểm hộ khá
- Có quỹ đất sản xuất nhiều hơn mức trung bình, có điều kiện về vốn để mua máy móc sản xuất, giảm được chi phí đầu vào
- Năng lực quản lý tốt hơn hộ trung bình,
- Sản lượng nông sản hàng hóa lớn chiếm khoảng trên 50% sản phẩm đầu ra. Vốn đầu tư cho tái sản xuất khá lớn
- Quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và y tế
- Nhà ở đa phần là nhà kiên cố, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ,
* Đặc điểm hộ giàu
- Trình độ quản lý kỹ thuật khá tốt, ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất
- Sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu chiếm khoảng 70 – 80% với khối lượng nhiều, tỷ suất hàng hóa cao hơn các nhóm hộ khác.
- Thu nhập cao nên mức độ đầu tư cho tái sản xuất là nhiều, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt
- Nhà ở là nhà mái bằng, 2 đến 3 tầng, đầu tư nhiều cho giáo dục và y tế
3.2.1.2. Đánh giá những điều kiện chính trong sản xuất của hộ nông dân
* Đất đai cho sản xuất
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc –Đông Nam, một số khu ruộng hơi trũng. Đất của xã thuộc loại đất thịt và đất phù sa ven sông. Diện tích đất tự nhiên của xã là 876,61 ha. Điều kiện địa hình và đất đai của xã thích hợp cho trồng cây lúa nước và một số loại cây rau màu
* Điều kiện về thủy lợi
Xã Tràng An nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và là đầu nguồn của trạm bơm Đinh Xá nên việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Hệ thống kênh mương dày đặc, đưa nước đến các cánh đồng, người nông dân yên tâm sản xuất.
* Điều kiện giao thông nội đồng
- Nhìn chung điều kiện giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đặc biệt trong mùa vụ. Bề mặt đường rộng khoảng hơn 3m đạt tiêu chuẩn về chiểu rộng tuy nhiên có tới 95% đường nội đồng là đường đất đi lại khó khăn trong những ngày mưa, hệ thống đường đã xuống cấp nghiêm trọng
* Điều kiện về lao động và tổ chức sản xuất
Một thực tế cho thấy về điều kiện lao động nông thôn hiện nay đang ngày càng già hóa. Đội ngũ lao động chủ yếu là người trung và cao tuổi, tầng lớp thanh niên lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Ngoài ra, do tính
chất thời vụ nên lao động nông thôn cũng mang tính mùa vụ, trình độ chuyên môn kém, tỉ lệ lao động nông thôn thất nghiệp còn cao.
- Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Hình thức tổ chức chủ yếu là hộ gia đình tự sản xuất là chính, tổ hợp tác và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể.
* Điều kiện về thông tin KH - KT và ứng dụng KH - KT trong sản xuất
+ Các nguồn thông tin phục vụ sản xuất mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh xã, từ HTXDVNN xã, từ bà con hàng xóm,
+ Thực tế các hoạt động chuyển giao KH - KT và các mô hình sản xuất mới trong những năm qua:
-Các hoạt động chuyển giao KH - KT đã phát huy hiệu quả: Năng suất cây trồng vật nuôi từng bước được nâng cao, giảm bớt được sức lao động của người nông dân, cải thiện đời sống nông dân nông thôn
- Các mô hình sản xuất mới trong năm qua: mô hình chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát triển
3.2.1.3. Những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế của hộ nông dân
* Những thuận lợi:
- Người nông dân cần cù lao động, học hỏi truyền đạt kinh nghiệm - Có nhiều cơ sở cung cấp giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ cung cấp đến tận hộ nông dân
- Con giống có phẩm chất tốt, sinh trưởng nhanh, năng suất cao - Hệ thống thủy lợi đảm bảo cho tưới tiêu gieo trồng đúng thời vụ
- HTXDVNN thường xuyên thăm quan đồng ruộng, chỉ đạo thời vụ gieo trồng, tình hình sâu bệnh và cách phòng trừ kịp thời
- Áp dụng nhiều loại máy móc vào sản xuất và thu hoạch (máy cày bừa, máy tuốt lúa, máy tời, máy bơm nước) giảm bớt sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất
- Xã có đường quốc lộ chạy qua thuận lợi cho việc giao thương buôn bán nông sản, nối liền với huyện Duy Tiên bởi dòng sông Châu Giang là cơ hội trao đổi hàng hóa với huyện
- Huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cho nông dânthăm quan các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao (nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học)
* Những khó khăn:
- Giá vật tư và lúa giống cao, giá cả các dịch vụ (cày bừa thuê, tuốt lúa thuê, tời lúa thuê) đều cao
- Có nhiều giống lúa làm nhái chất lượng của các cơ sở uy tín, người dân mua gieo trồng làm giảm năng suất
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và dịch bệnh nên khả năng rủi ro là rất cao, đôi khi mất trắng
- Giá đầu ra các mặt hàng nông sản rất bấp bênh, tư thương ép giá, ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
- Dịch bệnh trên gia súc gia cầm làm cho đầu ra khó khăn, thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nông dân không dám chăn nuôi nhiều
3.2.2. Đánh giá các loại hình sản xuất chính của các nông hộ tại xã Tràng An
3.2.2.1. Sản xuất lúa
* Diện tích canh tác năm 2013 là 510,03ha * Các nông hộ chủ yếu trồng các giống lúa
+ Vụ chiêm xuân cấy 100% diện tích xuân muộn chủ yếu bằng các giống lúa thuần như: Khang Dân 18, VH 1, một số giống lúa lai: SYN6, TH3- 3, TH3-%, một số giống lúa hàng hóa chiếm 30% diện tích: Việt Hương Chiếm, Bắc Thơm số 7, Nếp 87, Nếp 97. Năng suất bình quân là 65 tạ/ha
+ Vụ mùa sớm 55% diện tích canh tác chủ yếu các giống lúa ngắn ngày như: Khang Dân 18, Q5, PC15. Mùa trung 45% diện tích canh tác các giống lúa: Nếp 87, Nếp 97, Tạp Giao, Ải 32, Khang Dân 18. Năng suất bình quân vụ mùa là 48 tạ/ha
* Năng suất bình quân cả năm đạt 113 tạ/ha
* Sản lượng bình quân cả năm đạt khoảng 5.763,34 tấn * Những thuận lợi, tồn tại trong sản xuất lúa
+ Thuận lợi :
- Diện tích gieo trồng tương đối lớn, hoàn toàn sử dụng máy móc trong khâu làm đất
- Người nông dân cần cù lao động, học hỏi kinh nghiệm
- Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu đảm bảo cho gieo trồng và chăm sóc
- Nhiều loại giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu điều kiện bất thường của thời tiết và sâu bệnh được người dân sử dụng
- Khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của người nông dân tương đối tốt, sử dụng nhiều loại máy móc, giảm sức lao động của con người
- Có sự chỉ đạo giám sát của HTXDVNN về thời vụ gieo trồng và lịch sâu bệnh cho người dân
- Dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp tương đối nhiều + Những tồn tại trong sản xuất lúa:
- Giá các yếu tố đầu vào cao, giá đầu ra thấp làm giảm hiệu quả sản xuất - Tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp
- Rủi ro thời tiết làm giảm năng suất lúa
- Diện tích trồng lúa bị bỏ hoang trong vụ đông, hiệu quả sử dụng đất thấp + Hướng chuyển đổi: Toàn bộ diện tích đất trồng lúa phải được đưa vào sử dụng trồng các loại cây vụ đông: đậu tương, bí xanh, rau các loại, ngô,… Một số cách đồng có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa phục vụ nhu cầu nhân dân địa phương nhằm mang lại nguồn thu nhập lớn hơn so với trồng lúa. Chuyển một số diện tích ruộng trũng, cấy lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt: cá trắm, cá trôi, cá mè, cá rô phi đơn tính,..kết hợp với chăn nuôi thủy cầm.
3.2.2.2. Sản xuất rau màu
+ Diện tích sản xuất rau màu của xã là rất nhỏ, chủ yếu người nông dân trồng ở vườn nhà để sử dụng tronggia đình
+ Hướng phát triển: Mở rộng diện tích rau màu các loại: Đậu đỗ, rau màu, ngô, khoai, bí xanh,..sử dụng diện tích cấy lúa để trồng vào vụ đông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
3.2.2.3. Chăn nuôi lợn
+ Quy mô chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, chăn nuôi theo hình thức trang trại còn ít. Kỹ thuật nuôi phần lớn dựa vào kinh nghiệm, sử dụng thức ăn công nghiệp, gia đình có thể tự cung cấp con giống
+ Thuận lợi trong chăn nuôi lợn:
- Nguồn cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y rất thuận tiện
- Có diện tích đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi - Người nông dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn + Những tồn tại trong chăn nuôi lợn
- Giá con giống, thức ăn chăn nuôi cao
- Giá thịt hơi xuất chuồng thấp, dịch bệnh xảy ra - Chưa hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi
- Quy mô nhỏ, thiếu KH – KT trong nuôi lợn, hiệu quả chăn nuôi chưa cao
+ Hướng chuyển đổi: Mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các mô hình chăn nuôi khoa học, tạo mối liên kết giữa nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi với nông hộ và cơ sở tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
3.2.2.4. Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm
+ Quy mô chăn nuôi hộ gia đình, số lượng đầu con ít, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sử dụng thức ăn công nghiệp
- Nguồn cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi tương đối thuận lợi - Có diện tích vườn tược, ao hồ phục vụ chăn nuôi gia cầm và thủy cầm + Những tồn tại trong chăn nuôi gia cầm thủy cầm
- Giá thức ăn chăn nuôi cao, giá đầu ra thấp và bấp bênh - Dịch bệnh xảy ra thường xuyên
3.2.2.5. Nuôi trồng thủy sản
Đa số các hộ nông dân đều có diện tích ao hồ để nuôi cá. Khoảng 1 – 2 sào ao, chủ yếu thả các loại cá: cá trắm, cá trôi, cá mè,… Mua cá giống của các thương lái cung cấp. Thời gian nuôi cá khoảng 1 năm, đầu năm mua cá thả, cuối năm bán. Mua từ 500.000 đồng – 700.000 đồng tiền cá giống các loại, cuối năm bán cá thịt. Nuôi cá không mất chi phí thức ăn cho cá, các nông hộ chủ yếu tận dụng chất thải trong chăn nuôi và cho cá ăn cỏ.
* Thuận lợi :
- Giá con giống không cao, không mất chi phí thức ăn cho cá - Giá đầu ra thường ổn định
* Những tồn tại
- Nhiều ao nuôi bị ô nhiễm nguồn nước nên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt
- Trồng cây xung quanh bờ ao, lá cây rụng xuống ao nhiều, cá kém phát triển, năng suất thấp
- Diện tích ao nuôi nhỏ
* Cách khắc phục
- Mở rộng diện tích ao nuôi, có thể kết hợp nuôi cá ở những chân ruộng lúa trũng, nhiều nước. Có thể kết hợp trồng sen trong ao nuôi cá để nâng cao hiệu quả
- Nên thay nước ao theo chu kỳ có thể 1 năm 1 lần và khử trùng ao nuôi trước khi bắt đầu nuôi lứa mới
3.2.2.6. Hoạt động dịch vụ
* Các loại hình dịch vụ
- Dịch vụ đầu vào cho nông nghiệp: Cung cấp phân bón, cây giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thuê máy móc
- Kinh doanh vật liệu xây dựng - Kinh doanh cửa hàng ăn, uống - Văn phòng phẩm
- Đồ dùng gia đình và dày dép, may mặc - Dich vụ Internet và các dịch vụ khác * Điều kiện hoạt động, địa điểm