1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin: Các khái niệm, các quan điểm, các chỉ tiêu từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế nông hộ.
- Thu thập dữ liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi, cơ sở hạ tầng, chính sách xã hội tại chính quyền và các tổ chức có liên quan, ban thống kê của UBND xã Tràng An, ban chính sách xã hội xã Tràng An, cán bộ xã phụ trách các mảng nông nghiệp, Nông thôn mới, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ Internet
2.3.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
* Quan sát
+ Để thấy rõ các điều kiện về cuộc sống của các nông hộ như: Nhà cửa, trang thiết bị phục vụ cuộc sống
+ Quan sát các mô hình sản xuất của hộ như: Mô hình vườn – ao – chuồng, mô hình trồng lúa, mô hình dịch vụ
* Phỏng vấn nhanh
+ Các cán bộđịa phương về thực tế phát triển kinh tế của địa phương, về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ: Thực trạng, tồn tại và các địnhhướng giải quyết
+ Phỏng vấn các chuyên gia, người có kinh nghiệm sản xuất về các lĩnh vực đặc thù của địa phương.
+ Một số hộ phi nông nghiệp điển hình về tình hình sản xuất kinh doanh
* Phỏng vấn bằng bảng hỏi
+ Cán bộ xã về tình hình chung và các điều kiện cơ sở hạ tầng + Phỏng vấn điều tra các nông hộ và trên địa bàn xã Tràng An
* Phỏng vấn sâu: Các hộ sản xuất điển hình nhằm mục đích làm rõ hơn các điều kiện cần có trong sản xuất, những khó khăn, cách khác phục và định hướng giải pháp cho phát triển kinh tế hộ điển hình
2.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thểđó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong tổng số hộ của xã lấy mẫu 70 hộ trong 4 xóm điển hình. Các xóm lựa chọn để điều tra có tỷ lệ số hộ sản xuất nông nghiệp cao, phần lớn các hộ nông dân trong 4 xóm đó có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.Kết quả điều tra của mẫu này có thể suy ra cho tổng thể chung về nông hộ. Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu thông tin sản xuất kinh doanh của các hộ phi nông nghiệp (chủ yếu là hộ giàu) trên địa bàn xã củng cố cho giải pháp phát triển kinh tế xã hộ của xã trong tương lai (tìm hiểu thêm 10 hộ phi nông nghiệp)
Do điểu kiện thực tế bị hạn chế bởi phạm vi thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu 2 loại nông hộ là: các hộ thuần nông và hộ sản xuất chính là nông nghiệp có kiêm thêm ngành nghề, dịch vụ (làm mộc, xây dựng, nghề phụ, buôn bán nhỏ lẻ,..) để tiến hành phân tích số liệu trong khóa luận.
- Nhóm hộ khá: Là những hộ có mức thu nhập bình quân 600.000đồng/người/tháng trở lên.
- Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 520.000đ - 600.000đồng/người/tháng.
- Nhóm hộ cậnnghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 - 520.000đồng/người/ tháng
- Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng.
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin số liệu
Phương pháp thống kê: Sử dụng bảng tính Excel,Word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê: - Phương pháp thống kê mô tả
- Phân tích biến động của hiện tượng: Sử dụng dãy số biến động theo thời gian. - Phân tích mức độ biến động: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
2.3.5. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích kinh tế nông hộ
2.3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu
- Thu nhập tính trên khẩu
- Tổng chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi
2.3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) [5]
Đối với hộ GO gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
+Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện,...Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y,… Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ [5]
IC = ∑Ci
Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh [5]
VA = GO - IC.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất [5]
MI = VA - A - T
Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN XÃ TRÀNG AN BÀN XÃ TRÀNG AN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Tràng An là một xã đồng bằng nằm ở phía Bắc của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam, cách trung tâm huyện 14km và cáchtrung tâm thành phố Phủ Lý 15km về phía Tây Bắc. Địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị :
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Duy Tiên và xã Bình Nghĩa, Phía Nam tiếp giáp với xã Trịnh Xá
Phía Tây tiếp giáp với xã Đinh Xá
Phía Đông tiếp giáp với xã Đồng Du và xã Bình Nghĩa
Xã có 19 xóm (đội), có đường giao thông nối liền với quốc lộ 497 đi thị trấn Bình Mỹ, quốc lộ 62 đi thành phố Phủ Lý, ngăn cách với huyện Duy Tiên bởi con sông Châu Giang với chiều dài 2,5kmthuận lợi cho giao thông cả đường bộ và đường thủy với các vùng lân cận
Về địa hình, của xã tương đối bằng phẳng và hơi trũng về phía Tây, địa hình thuận lợi chongười nông dân gieo trồng 2 vụ lúa/năm.
3.1.1.2. Khí hậu – thủy văn
Xã Tràng An thuộc vùng khí hậu chung của đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, nhiệt độ cao nhất 39 - 40°C, tháng lạnh nhất xuống tới 7 - 8°C, độẩm trung bình khoảng 85%, biến động trong khoảng 60 - 90%. Lượng mưa bình quân tháng
trong năm khoảng 1700 mm; tháng cao nhất 406 mm; tháng thấp nhất 142,7 mm; lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9.
Về thủy văn: Xã có nhánh sông Châu Giangchảy qua, có chiều dài khoảng 2,5km và rộng khoảng 30 - 35 (m). Nhánh sông này cùng với hệ thống kênh mương dày đặc là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc tưới tiêu của xã. Nói chung xã có điều kiện khá thuận lợi trong việc cung cấp nước cho diện tích đất canh tác.
3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
3.1.1.3.1.Điều kiện vềđất đai
Năm 2013 diện tích đất tự nhiên của xã 876,61 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 634,16 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 240,68 ha, còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 1,77 ha. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Diện tích đất phi nông nghiệp cũng tương đối lớn và đang có chiều hướng tăng dần do nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp: Buôn bán dịch vụ, các nghề sửa chữa. Đất đai của xã phù hợp với trồng cây lúa nước, nên phát huy được lợi thế đó cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống người nông dân trên địa bàn xã Tràng An.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tràng An qua 3 năm (2011 - 2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) +- % +- % Tổng diện tích đất tự nhiên 876,61 100,00 876,61 100,00 876,61 100,00 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 643,37 73,39 638,87 72,88 634,16 72,34 -4,5 -0,70 -4,71 -0,74 1. Đất sản xuất nông nghiệp 581,52 66,34 576,33 65,75 570,05 65,03 -5,19 -0,89 -6,28 -1,90 Đất Ttrồng cây hàng năm 518,46 59,14 514,23 58,66 510,03 58,18 -4,23 -0,82 -4,2 -0,82 Đất trồng cây lâu năm 63,06 7,20 62,10 7,09 60,02 6,85 -0,96 -1,52 -2,08 -3,35 2. Đất nuôi trồng thủy sản 61,85 7,06 62,54 7,13 64,11 7,31 0,69 1,12 1,57 2,51
II. Đất phi nông nghiệp 230,50 26,29 235,54 26,87 240,68 27,46 5,04 2,19 5,14 2,18 III. Đất chưa sử dụng 2,74 0,32 2,20 0,25 1,77 0,20 -0,54 -19,71 -0,43 -19,54
Qua bảng 3.1 ta thấy
Từ 2011 đến 2013 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 876,61 ha và không có sự biến động. Tuy nhiên, trong 3 năm đó diện tích các loại đất của xã thì luôn có sự thay đổi, cụ thể như sau:
* Diện tích đất nông nghiệp giảm trong cả 3 năm. Năm 2012 giảm 4,5ha (tương đương giảm 0,70%) so với năm 2011. Năm 2013 giảm 4,71ha (tương đương giảm 0,74%) so với năm 2012. Đất nông nghiệp của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu trên đất thổ cư gần nhà
+ Đất sản xuất nông nghiệp của xã giảm (cả diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm) còn diện tích nuôi trồng thủy sản tăng trong cả 3 năm (cụ thể như bảng 3.1)
* Đất chưa sử dụng giảm trong 3 năm. Năm 2012 giảm 0,54ha so với năm 2011, năm 2013 giảm 0,43ha so với năm 2012
* Đất phi nông nghiệp tăng tương đối đều. Năm 2012 tăng 5,04ha (tương đương tăng 2,19%) so với năm 2011. Năm 2013 tăng 5,14ha (tương đương tăng 2,18%) so với năm 2012.
Nguyên nhân của sự thay đổi diện tích các loại đất là do sự phát triển của các ngành: CN – TTCN – XD, dịch vụ và thương mại, làm đường giao thông,... và sự gia tăng dân số nên một số diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển đổi sang đất thổ cư, đất chuyên dùng và sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã rất đa dạng và có trữ lượng lớn, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ sông Châu Giang, hệ thống kênh mương và các ao hồ trong khu dân cư. Hiện nay hệ thống thoát nước thải vẫn chưa hoàn thiện nên tại các ao trên địa bàn cũng có dấu hiệu ô nhiễm. Đây là diện tích đất mặt nước nó không chỉ có vai trò cho sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho khu các khu dân cư. Trong tương lai với việc mở rộng các khu dân cư cần phải chú trọng trong việc dành diện tích đất xây dựng hồ để đảm bảo vấn đề điều hoà môi trường sinh thái.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện về kinh tế
3.1.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Tràng An
Năm 2013, việc sản xuất kinh doanh của xã Tràng An gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết và dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp, giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá nông sản và thực phẩm xuống thấp làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nền kinh tế xã Tràng An cũng đạt được nhiều thành tựu. Theo báo cáo tổng hết của UBND xã năm 2013 cho biết:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,3% .
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/người/năm
- Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 41%, CN – TTCN – XD chiếm 29%, thương mại và dịch vụ chiếm 30%.
- Năm 2013, xã đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 217 hộ + Sản xuất ngành trồng trọt:
- Diện tích gieo trồng lúa của xã năm 2013 là 1020,06 ha, năng suất bình quân cả năm đạt 113 tạ/ha, tổng sản lượng lúa năm 2013 là 11526,7 tấn
- Diện tích các loại rau màu vụ đông là 81,181ha; bí xanh là 11,625ha; đậu tương 97,481 ha
- Những hạn chế trong phát triển ngành trồng trọt của xã: Hiệu quả sử dụng đất canh tác của người nông dân chưa cao, nông hộ chủ yếu độc canh 2 vụ lúa/ năm, nhiều nông hộ vốn đầu tư cho trồng trọt chưa cao, rủi ro về thời tiết làm giảm năng suất lúa, người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư máy móc cho sản xuất mà chủ yếu đi thuê nên chi phí đầu vào rất cao,
- Tiềm năng và định hướng phát triển ngành trồng trọt của xã:Diện tích canh tác lớn; người nông dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời, cần cù lao
động ham học hỏi; hệ thống tưới tiêu rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt, có nhiều loại giống lúa mới năng suất cao chất lượng cao mà phù hợp với điều kiện tự nhiên. Cần phải mở rộng diện tích gieo trồng của các loại cây vụ đông để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích người dân vay vốn sản xuất và đầu tư vào ác loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp
+ Sản xuất ngành chăn nuôi
Tính đến 01/11/2013, tổng đàn lợn là 11.500 con, trong đó đàn lợn nái là 1.306 con. Đàn gia cầm có 125.550 con, sản lương cá đạt 215 tấn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 1.300 tấn
Hạn chế trong phát triển ngành chăn nuôi: chi phí giống và thức ăn lớn, chăn nuôi cần vốn rất lớn, dịch bênh làm giảm năng suất đầu ra
-Tiềm năng và giải pháp phát triển:có nhiều diện tích đất dành cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và diện tích mặt nước dành cho chăn nuôi thủy cầm và thủy sản, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi. Tuy vậy cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi (biogas) để giảm bớt ô nhiễm môi trường, tăng số lượng đầu con, mở rộng quy mô chăn nuôi, kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm với thủy cầm và thủy sản, xây dựng các mô hình đại diện cho phát triển
Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong phát triển ngành trồng trọt của xã Tràng An:
Ngành trồng trọt
* Thuận lợi:
- Đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, bình quân chung toàn xã 1,7 thửa/hộ
- Bề mặt đường giao thông nội đồng rộng
- Hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố hóa bằng bê tông
* Khó khăn:
- Giá cả phân bón và lúa giống ngày càng cao, chi phí cho các loại máy móc phục vụ sản xuất cũng tăng nhanh
- Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, tình hình sâu bệnh ngày càng diễn biến phức tạp
- Nhiều cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp cho nhân dân
- HTXDVNN thường xuyên bám sát,