Nhận xét chungvề kinh tế xã hội của xã Tràng An

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 97)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.4.1.Nhận xét chungvề kinh tế xã hội của xã Tràng An

Tràng An là xã có dân số đông, diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là rất thấp, bình quân là 0,279 ha/hộ(năm 2013). Kinh tế nông hộ của xã còn phát triển chậm đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, do giới hạn của đất đai, người nông dân chủ yếu là độc canh cây lúa (2 vụ/năm). Mặc dù thu nhập bình quân của hộ còn chưa cao nhưng trong cơ cấu thu nhập của nông hộ lại thể hiện một chiều hướng tiến bộ, tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề, dịch vụ khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông hộ trong tương lai. Trong những năm gần đây, kinh tế nông hộ trên địa bàn xã đã có những thành tựu đáng kể:

- Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, thu nhập của người nông dân trong xã dần được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Số hộ khá trong xã tăng lên và giảm dần số hộ nghèo. Nhiều hộ nghèo được quan tâm, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất và thoát nghèo bền vững

- Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc cung ứng đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ nông dân rất đa dạng thuận tiện cũng là lợi thế để kinh tế nông hộ phát triển.

- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều giống cây trồng vật nuôi năng suất chất lượng được các nông hộ sử dụng vào sản xuất từ đó mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng cao.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu phân công lao động trên địa bàn xã theo hướng tích cực đang được quan tâm một cách đúng mức để khuyến khích nông hộ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp

- Cơ sở hạ tầng đang được dần hoàn thiện theo chương trình Nông thôn mới của Nhà nước. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để cho nông hộ ưu tiên đầu tư vào sản xuất, thuận tiện cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa giữa các

vùng lân cận trên địa bàn xã, huyện hay phạm vi rộng hơn là trên địa bàn tỉnh và các vùng trong cả nước.

- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi trọng chất lượng giáo dục ngày càng cao. Tỷ lệ học sinh thi đạt giải các cấp và tỷ lệ học sinh phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày một tăng.

- Thu nhập của nông hộ được cải thiện nên sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng được quan tâm chú trọng.

* Tuy đã đạt được nhiều thành tựu xong cũng còn bộc lỗ nhiều tồn tại hạn chế như:

- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn hạn chậm, trong sản xuất nông nghiệp cơ cấu mùa vụ của một số xóm làng thực hiện chưa nghiêm.

- Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa được đồng đều còn bộc lỗ tính trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, chưa tích cực phát huy nội lực hoặc chưa quan tâm đến xây dựng phát triển toàn diện theo 19 tiêu chí.

- Công tác vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo, một số xóm làng chưa thành lập được tổ tự quản thu gom rác thải tập trung, hoặc đã thành lập được nhưng hoạt động chưa hiệu quả cao.

- Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên sâu rộng, công tác nắm tình hình quản lý địa bàn, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh ở cơ sở có lúc có nơi còn chưa tốt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 97)