Đánh giá các loại hình sảnxuất chính của các nông hộ tại xã Tràng An

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 62)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2.Đánh giá các loại hình sảnxuất chính của các nông hộ tại xã Tràng An

3.2.2.1. Sn xut lúa

* Diện tích canh tác năm 2013 là 510,03ha * Các nông hộ chủ yếu trồng các giống lúa

+ Vụ chiêm xuân cấy 100% diện tích xuân muộn chủ yếu bằng các giống lúa thuần như: Khang Dân 18, VH 1, một số giống lúa lai: SYN6, TH3- 3, TH3-%, một số giống lúa hàng hóa chiếm 30% diện tích: Việt Hương Chiếm, Bắc Thơm số 7, Nếp 87, Nếp 97. Năng suất bình quân là 65 tạ/ha

+ Vụ mùa sớm 55% diện tích canh tác chủ yếu các giống lúa ngắn ngày như: Khang Dân 18, Q5, PC15. Mùa trung 45% diện tích canh tác các giống lúa: Nếp 87, Nếp 97, Tạp Giao, Ải 32, Khang Dân 18. Năng suất bình quân vụ mùa là 48 tạ/ha

* Năng suất bình quân cả năm đạt 113 tạ/ha

* Sản lượng bình quân cả năm đạt khoảng 5.763,34 tấn * Những thuận lợi, tồn tại trong sản xuất lúa

+ Thuận lợi :

- Diện tích gieo trồng tương đối lớn, hoàn toàn sử dụng máy móc trong khâu làm đất

- Người nông dân cần cù lao động, học hỏi kinh nghiệm

- Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu đảm bảo cho gieo trồng và chăm sóc

- Nhiều loại giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu điều kiện bất thường của thời tiết và sâu bệnh được người dân sử dụng

- Khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của người nông dân tương đối tốt, sử dụng nhiều loại máy móc, giảm sức lao động của con người

- Có sự chỉ đạo giám sát của HTXDVNN về thời vụ gieo trồng và lịch sâu bệnh cho người dân

- Dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp tương đối nhiều + Những tồn tại trong sản xuất lúa:

- Giá các yếu tố đầu vào cao, giá đầu ra thấp làm giảm hiệu quả sản xuất - Tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp

- Rủi ro thời tiết làm giảm năng suất lúa

- Diện tích trồng lúa bị bỏ hoang trong vụ đông, hiệu quả sử dụng đất thấp + Hướng chuyển đổi: Toàn bộ diện tích đất trồng lúa phải được đưa vào sử dụng trồng các loại cây vụ đông: đậu tương, bí xanh, rau các loại, ngô,… Một số cách đồng có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa phục vụ nhu cầu nhân dân địa phương nhằm mang lại nguồn thu nhập lớn hơn so với trồng lúa. Chuyển một số diện tích ruộng trũng, cấy lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt: cá trắm, cá trôi, cá mè, cá rô phi đơn tính,..kết hợp với chăn nuôi thủy cầm.

3.2.2.2. Sn xut rau màu

+ Diện tích sản xuất rau màu của xã là rất nhỏ, chủ yếu người nông dân trồng ở vườn nhà để sử dụng tronggia đình

+ Hướng phát triển: Mở rộng diện tích rau màu các loại: Đậu đỗ, rau màu, ngô, khoai, bí xanh,..sử dụng diện tích cấy lúa để trồng vào vụ đông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

3.2.2.3. Chăn nuôi ln

+ Quy mô chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, chăn nuôi theo hình thức trang trại còn ít. Kỹ thuật nuôi phần lớn dựa vào kinh nghiệm, sử dụng thức ăn công nghiệp, gia đình có thể tự cung cấp con giống

+ Thuận lợi trong chăn nuôi lợn:

- Nguồn cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y rất thuận tiện

- Có diện tích đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi - Người nông dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn + Những tồn tại trong chăn nuôi lợn

- Giá con giống, thức ăn chăn nuôi cao

- Giá thịt hơi xuất chuồng thấp, dịch bệnh xảy ra - Chưa hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

- Quy mô nhỏ, thiếu KH – KT trong nuôi lợn, hiệu quả chăn nuôi chưa cao

+ Hướng chuyển đổi: Mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các mô hình chăn nuôi khoa học, tạo mối liên kết giữa nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi với nông hộ và cơ sở tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

3.2.2.4. Chăn nuôi gia cm, thy cm

+ Quy mô chăn nuôi hộ gia đình, số lượng đầu con ít, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sử dụng thức ăn công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi tương đối thuận lợi - Có diện tích vườn tược, ao hồ phục vụ chăn nuôi gia cầm và thủy cầm + Những tồn tại trong chăn nuôi gia cầm thủy cầm

- Giá thức ăn chăn nuôi cao, giá đầu ra thấp và bấp bênh - Dịch bệnh xảy ra thường xuyên

3.2.2.5. Nuôi trng thy sn

Đa số các hộ nông dân đều có diện tích ao hồ để nuôi cá. Khoảng 1 – 2 sào ao, chủ yếu thả các loại cá: cá trắm, cá trôi, cá mè,… Mua cá giống của các thương lái cung cấp. Thời gian nuôi cá khoảng 1 năm, đầu năm mua cá thả, cuối năm bán. Mua từ 500.000 đồng – 700.000 đồng tiền cá giống các loại, cuối năm bán cá thịt. Nuôi cá không mất chi phí thức ăn cho cá, các nông hộ chủ yếu tận dụng chất thải trong chăn nuôi và cho cá ăn cỏ.

* Thuận lợi :

- Giá con giống không cao, không mất chi phí thức ăn cho cá - Giá đầu ra thường ổn định

* Những tồn tại

- Nhiều ao nuôi bị ô nhiễm nguồn nước nên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt

- Trồng cây xung quanh bờ ao, lá cây rụng xuống ao nhiều, cá kém phát triển, năng suất thấp

- Diện tích ao nuôi nhỏ

* Cách khắc phục

- Mở rộng diện tích ao nuôi, có thể kết hợp nuôi cá ở những chân ruộng lúa trũng, nhiều nước. Có thể kết hợp trồng sen trong ao nuôi cá để nâng cao hiệu quả

- Nên thay nước ao theo chu kỳ có thể 1 năm 1 lần và khử trùng ao nuôi trước khi bắt đầu nuôi lứa mới

3.2.2.6. Hot động dch v

* Các loại hình dịch vụ

- Dịch vụ đầu vào cho nông nghiệp: Cung cấp phân bón, cây giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thuê máy móc

- Kinh doanh vật liệu xây dựng - Kinh doanh cửa hàng ăn, uống - Văn phòng phẩm

- Đồ dùng gia đình và dày dép, may mặc - Dich vụ Internet và các dịch vụ khác * Điều kiện hoạt động, địa điểm

- Điều kiện hoạt động: Có vốn kinh doanh lớn, tính toán, biết nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân. Có địa điểm kinh doanh: nhà mặt đường, gần chợ, gần khu dân cư. Thái độ bán hàng phải niềm nở, xây dụng uy tín kinh doanh với khách hàng

* Thuận lợi

- Nhu cầu của người dân ngày càng cao về các loại hình dịch vụ - Lợi nhuận cao hơn sản xuất nông nghiệp

* Tồn tại

- Kinh doanh thường khó khăn trong khâu thu hồi vốn từ người dân - Cạnh tranh giữa các mặt hàng cũng loại của của hàng khác

- Phải có nguồn vốn kinh doanh lớn để xoay vòng, nên kinh doanh những loại hàng hóa ít có cạnh tranh mà người dân ngày càng có nhu cầu

3.2.2.7. Tiu th công nghip

- Chủ yếu là các nghề phụ, và những ngành nghề: làm mộc, nhôm kính, xây dựng. Đòi hỏi người dân phải có tay nghề chuyên môn, đầu tư nhiều thời gian

- Làm với quy mô hộ gia đình, nếu có thuê chỉ 1 – 2 lao động (đối với nghề mộc nhôm kính), nghề xây dựng làm việc theo tổ, nhóm.

- Các ngành nghề phụ thường không cần chi phí đầu vào, nếu có thì rất ít. Các ngành nghề: mộc, nhôm kính thì cần có số vốn lớn mua nguyên vật liệu và dụng cụ, máy móc, địa điểm thu hút khách hàng. Làm nghề phải có uy tín và làm hợp ý khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 62)