Những giải pháp chung phát triển kinh tếnông hộ tại xã Tràng An

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 112)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

4.2.3.Những giải pháp chung phát triển kinh tếnông hộ tại xã Tràng An

* Giải pháp về nguồn lực

Một số vấn đề mang tính quyết định và cũng là đòi hỏi bức bách của nền kinh tế mở hiện nay là phải nâng cao trình độ sản xuất của các hộ nông dân không chỉ về tay nghề mà còn cả nhận thức đúng đắn về vai trò của khoa học đối với sự phát triển kinh tế nông hộ. Với tính chất và trình độ sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu là lao động phổ thông, hơn nữa diện tích đất bình quân trên một nhân khẩu lại thấp điều đó càng đòi hỏi các giải pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao năng suất, tăng giá trị sản xuất dẫn đến dần cải thiện mức thu nhập của nông hộ.

Những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp khác hiệu quả hơn. Do đó, cần phải đào tạo ngành nghề, phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cho lao động nông nghiệp thông qua: các kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức thị trường, kiến thức về thâm canh, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của chủ hộ bằng các hoạt động như mở lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, các buổi tập huấn trình diễn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tổ chức các đoàn nông dân đi thăm quan các mô hình sản xuất ở địa phương và các đơn vị bạn từ đó giúp nông dân có những chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với thị trường, xóa bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn những hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình.

* Phát triển cơ sở hạ tầng:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng

của xã. Là cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bao gồm: điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống giao thông nông thôn rất quan trọng trong cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của người dân vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống đó với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng các cụm điểm văn hóa vừa khôi phục giá trị nhân văn và bảo tồn các văn hóa truyền thống.

Chợ của xã cần được xây dựng nâng cấp theo tiêu chuẩn Nông thôn mới để phục vụ giao lưu trao đổi hàng hóa của những người dân trong xã với nhau và với người dân xã khác. Trạm y tế xã cũng cần được hoàn thiện và nâng cấp các trang thiết bị khám chữa bệnh cho người dân, tổ chức tốt việc xử lý chất thải y tế, tránh gây ô nhiễm môi trường vì có đảm bảo được sức khỏe họ mới có thể hoạt động sản xuất kinh tế.

* Giải pháp về đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và vô cũng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất đai có hiệu quả quyết định đến thu nhập của người nông dân. Một số diện tích đất canh tác còn manh mún, phân bố không đồng đều vì vậy trong thời gian tới cần giải quyết dồn điền hết các diện tích còn lại, giúp người dân tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch…

Các cấp có thẩm quyền trong xã cần có những biện pháp hợp lý để phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê…

* Giải pháp về vốn:

Vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư… để tiến hành sản xuất vì vậy các giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với các hộ nông dân. Với thực trạng diện tích đất bình quân trên nhân khẩu rất thấp dẫn đến sản xuất nhỏ, thu nhập thấp. Hiện nay việc sản xuất của các hộ nông dân vốn tự có là chủ yếu nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% số vốn cần thiết. Để phát

triển kinh tế hộ nông dân ngoài vốn tự có thì các hộ còn phải vay từ nhiều nguồn khác: vay họ hàng, hàng xóm, vay tư thương, vay vốn tín dụng hoặc phải nợ các cửa hàng cung cấp chi phi đầu vào cho sản xuất… Vì vậy, cần có các giải pháp để huy động vốn cho nông dân vay đầu tư sản xuất.

Vốn vay của người thân với lãi suất thấp hoặc có thể không lãi. Vốn tín dụng là nguồn đáp ứng khoảng 40% - 50% nhu cầu về vốn, nhưng để nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn này thì cần phải có hành lang pháp lý thông thoáng.

Nhà nước cần tập trung mở rộng hơn nữa nguồn vốn cho người dân. Cần có những cơ chế cho vay đúng đối tượng phù hợp với điều kiện từng vùng, cần phải kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt có những chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo. Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp, tăng cường vay vốn dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

Về phía hộ nông dân trước hết phải biết cách huy động vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và đặc biệt quan trọng là cần xác định được kế hoạch cần sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

* Giải pháp về khoa học công nghệ:

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất quan trọng trực tiếp thức đẩy sản xuất phát triển. Trong các nông hộ, tiến bộ khoa học kỹ thuật có vai trò quyết định đến sản xuất vì vậy cần áp dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là giống những

cây con đặc sản . Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến hoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã

Trong sản xuất cần phải chú ý đến kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho hộ nông dân giúp hộ nông dân nắm bắt được của thị trường một cách kịp thời nhằm nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.

Địa phương cần đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật như bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi,… Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống khuyến nông của xã. Đây là vấn đề không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại xã Tràng An, được sự giúp đỡ tận tình của các phòng ban trong xã cùng với nhiều hộ dân trên địa bàn xã để hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Thc trng và gii pháp phát trin kinh tế h nông dân trên địa bàn xã Tràng An – huyn Bình Lc – tnh Hà Nam”. Từ quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương, tôi đưa ra kết luận như sau:

Tràng An là một xã của huyện Bình Lục có các điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng còn gặp nhiêu khó khăn. Tình hình phát triển nông nghiệp của các nông hộ tương đối ổn định với các đặc điểm về nguồn lực đa dạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nông hộ theo cả hai hướng khác nhau.

Bình quân chung mức thu nhập của các nông hộ tương đối cao, số hộ khá và hộ trung bình chiếmphần lớn, cả xã chỉ có 217 hộ nghèo (chiếm 7,97% tổng số hộ toàn xã).Năm 2013, xã Tràng An 450 hộ phi nông nghiệp (chuyên kinh doanh dịch vụ và các ngành nghề) chiếm 16,53% tổng số hộ dân của toàn xã. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã, tổng giá trị sản xuất ngành CN – TTCN – XD , thương mại và dịch vụ chiếm 59%. Điều này chứng tỏ xã Tràng An là xã phát triển công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của các dịch vụ này đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế của xã làm tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.

Nhóm hộ nghèo có số lao động thấp nhất là 1,33 lao động/hộ, hộ trung bình là 2,89 lao động/hộ, hộ khá là 3,2 lao động/hộ. Trình độ văn hóa của chủ hộ nghèo rất thấp chủ yếu là cấp 1.

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ nông nghiệp là rất thấp (0,224 ha/hộ) chủ yếu là diện tích trồng lúa 2 vụ. Để đầu tư cho sản xuất, phần lớn các hộ đều phải vay vốn, trong điều tra tổng số 70 nông hộ thì có 54

hộ có vay vốn của ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong đó vay chủ yếu vay của ngân hàng (ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng chính sách) và của các tổ chức cá nhân với lãi suất tương đối cao

Các nông hộ đã bắt đầu thích nghi với nền kinh tế thị trường và xu hướng sản xuất hàng hóa. Họ đã biết cách lựa chọn các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa số các nông hộ đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, cùng với sự hình thành và phát triển của HTXDVNN và ban khuyến nông đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho nông hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài sản xuất nông nghiệp đa số các nông hộ đều biết tận dụng lao động lúc nông nhàn để tăng thu nhập thông qua các ngành nghề, dịch vụ khác. Thu nhập đem lại từ các hoạt động phi nông nghiệp này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập của nông hộ hiện nay. Song song với quá trình phát triển kinh tế của mình các nông hộ đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình tích tụ ruộng đất, hiện nay đã xuất hiện một vài trang trại với quy mô nhỏ, đó là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

Chính quyền địa phương cũng có các chính sách hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất như chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách trợ giá giống, phân bón,… Các hoạt động khuyến nông cũng được đẩy mạnh như mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn…cung cấp cho người nông dân những kiến thức mới, cập nhật thông tin thị trường để có những quyết định sản xuất thích hợp nâng cao kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thị trường.

Bên cạnh đó cũng còn một số mặt hạn chế cần phải được giải quyết. Đó là khả năng sử dụng đất còn kém, chưa phát huy hết tiềm lực đất đai; vốn vay được sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Trong sản xuất nông nghiệp còn mất cân đối giữa tỷ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Các hoạt động phi

nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để nông hộ tách hẳn khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp

Thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ nói riêng và kinh tế của xã nói chung. Cùng với việc phát triển kinh tế là phải việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên và giữ gìn vệ sinh môi trường. Trong quá trình phát triển, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa nền kinh tế của xã phát triển bền vững và đúng hướng trong những năm tiếp theo với một cơ cấu hợp lý giữa các ngành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 112)