Quá trình hình thành và phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh của các

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 95)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.3.7.Quá trình hình thành và phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh của các

của các hộ phi nông nghiệp trên địa bàn xã Tràng An

Để góp phần làm rõ hơn tình hình phát triển kinh tế của xã Tràng An, khóa luận tiến hành tìm hiểu và phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của một số hộ chuyên về hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn xã. Các hộ này có nguồn gốc là các hộ nông dân nhưng do nhanh nhạy nắm bắt thị trường và có vốn, mặt bằng thuận tiện nên đã chuyển đổi làm kinh doanh dịch vụ. Đa số các hộ chuyên sản xuất kinh doanh các ngành nghề dịch vụ này đều trở nên giàucó và tách hẳn khỏi sản xuất nông nghiệp. Họ không tiến hành sản xuất nông nghiệp hoặc có tiến hành nhưng với số lượng không đáng kể (chỉ là chăn nuôi một vài con gia cầm để tiêu dùng trong gia đình).

Năm 2013 toàn xã Tràng An 450 hộ phi nông nghiệp (chuyên kinh doanh dịch vụ và các ngành nghề) chiếm 16,53% tổng số hộ dân của toàn xã. Điều này chứng tỏ xã Tràng An là xã phát triển công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của các dịch vụ này đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế của xã làm tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.

Qua tìm hiểu tình hình kinh doanh của một số hộ phi nông nghiệp nhận thấy họ có những chia sẻ tương tự nhau về các vấn đề cần thiết trong kinh doanh. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân địa

phương và khu vực lân cận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ phi nông nghiệp đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện bộ mặt xã hội và chất lượng đời sống người dân cả về vật chất và tinh thần.

Mặt hàng kinh doanh của các hộ phi nông nghiệp chủ yếu là các hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân địa phương.

- Quá trình phát triển kinh doanh: Hầu hết các hộ kinh doanh đều đã được thời gian khá lâu (ít nhất cũng 2- 3 năm, có hộ đã kinh doanh đến hơn chục nămnay). Kinh doanh dịch vụ không dễ dàng, có nhiều hỗ mở ra kinh doanh những kết quả không tốt nên phải đóng cửa. Bắt đầu kinh doanh với quy mô nhỏ, sau vài năm kết quả kinh doanh tốt thì tiếp tục đầu tư mở rộng.

- Điều kiện tiến hành kinh doanh: có số vốn lớn (các mặt hàng phục vụ người nông dân nên đôi khi vốn bị nợ đọng trong dân nên cần có vốn lớn để xoay vòng). Có mặt bằng thuận lợi cho kinh doanh, thu hút sự chú ý của nhiều người dân (các hộ kinh doanh của xã nằm dọc theo tuyến đường quốc lộ và gần chợ). Có phương tiện vận chuyển hàng hóa. Đối với các hộ làm nghề thì cần có tay nghề cao, phục vụ nhu cầu của những khách hàng khó tính.

- Kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh: kinh doanh dịch vụ tương đối khó khăn và phức tạp, đã có rất nhiều hộ kinh doanh được một thời gian nhưng không có kết quả tốt đành phải đóng cửa. Người kinh doanh phải có kỹ năng giao tiếp; có hiểu biết sâu về lĩnh vực mình kinh doanh,thái độ cởi mở, hòa nhã, tôn trọng với khách hàng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu, xây dựng và giữ gìn uy tín đối với khách hàng.

- Chi phí và thu nhập của các hộ phi nông nghiệp: đa số các hộ phi nông nghiệp có nguồn thu nhập khá cao, số vốn nhập hàng và chi phí vận chuyển cũng lớn. Phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn nên số vốn nợ đọng trong dân rất nhiều. Tùy từng mặt hàng kinh doanh, nhu cầu người dân, uy tín kinh doanh của hộ mà quyết định lợi nhuận hộ thu được.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 95)