1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thểđó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong tổng số hộ của xã lấy mẫu 70 hộ trong 4 xóm điển hình. Các xóm lựa chọn để điều tra có tỷ lệ số hộ sản xuất nông nghiệp cao, phần lớn các hộ nông dân trong 4 xóm đó có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.Kết quả điều tra của mẫu này có thể suy ra cho tổng thể chung về nông hộ. Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu thông tin sản xuất kinh doanh của các hộ phi nông nghiệp (chủ yếu là hộ giàu) trên địa bàn xã củng cố cho giải pháp phát triển kinh tế xã hộ của xã trong tương lai (tìm hiểu thêm 10 hộ phi nông nghiệp)
Do điểu kiện thực tế bị hạn chế bởi phạm vi thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu 2 loại nông hộ là: các hộ thuần nông và hộ sản xuất chính là nông nghiệp có kiêm thêm ngành nghề, dịch vụ (làm mộc, xây dựng, nghề phụ, buôn bán nhỏ lẻ,..) để tiến hành phân tích số liệu trong khóa luận.
- Nhóm hộ khá: Là những hộ có mức thu nhập bình quân 600.000đồng/người/tháng trở lên.
- Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 520.000đ - 600.000đồng/người/tháng.
- Nhóm hộ cậnnghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 - 520.000đồng/người/ tháng
- Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng.
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin số liệu
Phương pháp thống kê: Sử dụng bảng tính Excel,Word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê: - Phương pháp thống kê mô tả
- Phân tích biến động của hiện tượng: Sử dụng dãy số biến động theo thời gian. - Phân tích mức độ biến động: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
2.3.5. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích kinh tế nông hộ
2.3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu
- Thu nhập tính trên khẩu
- Tổng chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi
2.3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) [5]
Đối với hộ GO gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
+Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện,...Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y,… Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ [5]
IC = ∑Ci
Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh [5]
VA = GO - IC.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất [5]
MI = VA - A - T
Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN