Phân công lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (Trang 33)

/ Trường hợp hình thành cơ cấu TCBMQL mới:

1.4.1. Phân công lao động.

- Phân công lao động là một quá trình tách biệt các loại LĐ khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp. Thực chất là chia quá trình SXKD thành các bộ phận và giao cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ.

- Nội dung của phân công lao động đó là: Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc mà con người phải đáp ứng; xây dựng danh mục những nghề nghiệp của doanh nghiệp, thực hiện việc hướng nghiệp, tuyển chọn cán bộ, công nhân một cách khách quan theo những yêu cầu của sản xuất; thực hiện bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Sử dụng hợp lý lao động đã được đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng những người có khả năng phát triển, đào tạo lại và chuyển những người không phù hợp với công việc.

Làm tốt các nội dung trên thì phân công LĐ có tác dụng lớn đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả của SXKD, tăng năng suất LĐ.

- Để phân công lao động có hiệu quả cần:

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công LĐ với trình độ phát triển của người LĐ, với những yêu cầu cụ thể của kỹ thuật và công nghệ.

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng và phẩm chất của con người với những yêu cầu của công việc, phải xuất phát từ yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn để lựa chọn con người, làm phương hướng phấn đấu, đào tạo, phát triển hoặc di chuyển người lao động đến vị trí phù hợp.

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công với đặc điểm và khả năng của con người, phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người, trên cơ sở không ngừng làm cho nội dung lao động phong phú, hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo trong lao động.

- Ý nghĩa của phân công lao động: Cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng công tác, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD. Nhờ có chuyên môn hoá mà DN giảm được chi phí đào tạo; người lao động nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, DN có điều kiện thiết kế và sử dụng các máy móc thiết bị chuyên dùng,...

- Các hình thức phân công lao động:

+ Phân công lao động theo chức năng: Đây là hình thức chia tách các hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo các chức năng và giao cho toàn thể những người lao động trong DN. Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu LĐ chung trong toàn doanh nghiệp. Tác dụng của phân công này giúp mọi cá nhân và bộ phận làm việc đúng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối liên hệ trong SXKD của doanh nghiệp

+ Phân công lao động theo công nghệ: Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng.

+ Phân công lao động theo mức độ phức tạo của công việc: Đây là hình thức phân công LĐ trong đó tách riêng các hoạt động, các công việc khác nhau theo tính chất phức tạp của nó. Thực chất là căn cứ vào độ phức tạp khác nhau của công việc mà bố trí người LĐ có trình độ lành nghề tương ứng.

Trong các công việc hành chính và quản lý, người ta chia ra các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, kỹ sư, kỹ sư chính và kỹ sư cao cấp.

Hình thức phân công này cho phép sử dụng một cách hợp lý nhất cán bộ, công nhân; vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề vừa tạo điều kiện trả công lao động hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)