/ Trường hợp hình thành cơ cấu TCBMQL mới:
1.3.4. Môi trường kinh doanh.
Môi trường KD là tổng hợp các yếu tố, điều kiện có tính chất khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động SXKD của DN. Môi trường KD bao gồm Chính phủ (với luật lệ và hệ thống chính sách kinh tế xã hội trong từng thời kỳ), đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, phân phối, khách hàng, các tổ chức nghề nghiệp và người LĐ, các điều kiện khách quan và chủ quan
của chính DN. Như vậy, DN là một tổ chức kinh tế - xã hội tồn tại trong môi trường, DN tất yếu phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng của các hệ thống kinh tế xã hội khác. Ứng với mỗi sự thay đổi của môi trường KD, DN đều phải đưa ra các chiến lược thích ứng. Do đó, điều kiện thuận lợi hay bất lợi từ môi trường KD đều tạo ra các yêu cầu trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức của DN.
Ngoài các yếu tố chủ yếu trên thì mối quan hệ trong nội bộ tổ chức cũng tác động tới TCBMQL của DN, thể hiện chủ yếu ở các vấn đề: quyền lực, kiểm soát, các qui định - luật lệ. Các yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời tác động đến hoạt động và tổ chức bộ máy chung của DN. Trong đó, quyền lực là vấn đề trung tâm để hiểu được các quá trình trong DN, tuy nhiên hiệu quả chính xác của nó khó có thể xác định được. Những yếu tố cơ bản của quyền lực là năng lực, phương pháp và người có quyền lực. Như vậy, quyền lực phụ thuộc vào từng con người cụ thể trong từng trường hợp cụ thể và những vấn đề đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức và tất nhiên liên quan đến TCBMQL của DN.
Kiểm soát liên quan đến cơ cấu hành chính của một tổ chức. Việc kiểm soát, điều chỉnh quá trình hoạt động của DN nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều này, thông tin về mức độ đạt được của mục tiêu tại mọi thời điểm đều là cần thiết, nó giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời các lệch lạc trong hoạt động không dẫn đến mục tiêu hoặc ứng phó với môi trường biến động. Như vậy, để tổ chức thực hiện quá trình kiểm soát hiệu quả thì DN cũng cần một cơ cấu TCBMQL phù hợp.
Qui định và luật lệ của mỗi DN đóng vai trò kiểm soát các thói quen và qui trình hoạt động của DN. Qui định mang tính hành chính cao với ba nội dung chủ yếu là: tạo ra qui định; chấp nhận qui định; không tuân theo qui định đó. Việc đặt ra các qui định vừa là cơ sở để điều chỉnh hành vi của con
người trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, vừa đảm bảo duy trì tính ổn định trong tổ chức. Qui định đúng sẽ tác động tích cực đến tổ chức hoạt động của DN và ngược lại, bởi vậy việc thường xuyên rà soát huỷ bỏ, điều chỉnh các qui định không còn phù hợp là rất cần thiết và điều này tất yếu ảnh hưởng đến cơ cấu TCBMQL, làm thay đổi TCBMQL cũ không còn phù hợp.
Các mối quan hệ nội bộ tổ chức là nguyên nhân trực tiếp, là mục đích cuối cùng, đồng thời là kết quả của sự thay đổi cơ cấu TCBMQL của DN. Đây là một vấn quan trọng cần lưu tâm trong quá trình hoàn thiện TCBMQL DN. Các nhân tố trực tiếp tác động đến các nội dung của TCBMQL đó là: Việc phân công chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng con người một cách phù hợp, rõ ràng không chồng chéo, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức thông qua hệ thống các qui định, qui chế QL nội bộ của DN.