/ Trường hợp hình thành cơ cấu TCBMQL mới:
1.6.1. Kinh nghiệm từ Công ty in Tạp chí Cộng sản và Công ty in Thống Nhất.
Thống Nhất.
Trong quá trình hình thành và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng và thường xuyên hoàn thiện TCBMQL của mình, để có một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn nhất định. Mỗi doanh đều có quan điểm và cách hoàn thiện khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là hoạt động của bộ máy quản lý phải đem lại hiệu quả cao nhất và đưa doanh nghiệp không ngừng phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống nhau là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình loại bỏ được những sai lầm hay khiếm khuyết, đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm quí báu.
Dưới đây là kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện TCBMQL của hai CT trong lĩnh vực in ấn:
- Kinh nghiệm từ Công ty in Tạp chí Cộng sản.
Công ty in Tạp chí Cộng sản được thành lập ngày 20/01/1968, là thành viên của Hiệp hội in Việt Nam. Từ ngày thành lập, CT đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn nhất là khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhưng CT vẫn đứng vững và không ngừng phát triển. CT thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, công ty hiện đang sở hữu một số dây truyền sản xuất hiện đại.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng, với 4 phòng ban và 3 phân xưởng. Các phòng ban, phân xưởng trực thuộc được hình thành và tổ chức xuất phát từ nhu cầu đa dạng hoá và chuyên môn hoá trong quá trình phát triển của Công ty. Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách một số phòng ban chức năng, phó Giám đốc được phân công phụ trách một số phòng ban chức năng và các bộ phận có tính chất chuyên môn phù hợp khả năng, các phòng ban vừa thực hiện nhiệm vụ chức năng vừa đóng vai trò tham mưu theo chức năng cho lãnh đạo Công ty. Trong quá trình phát triển, Công ty đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý theo hướng chuyên môn hoá, ban đầu là phòng tổng hợp, sau tách dần các chức năng riêng biệt theo sự phát triển của qui mô, đồng thời Công ty chủ động tách các mảng hoạt động có tính chuyên biệt để thành lập các đơn vị trực thuộc.
Tổ chức bộ máy quản lý như vậy, sẽ giảm sức ép công việc lên lãnh đạo doanh nghiệp, vừa tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ có điều kiện phát huy năng lực của mình, vừa đảm bảo quá trình điều hành, giám sát của lãnh đạo Công ty có hiệu quả hơn.
- Kinh nghiệm từ việc xây dựng và hoàn thiện TCBMQL của Công ty in Thống Nhất.
Công ty in Thống Nhất được thành lập năm 1971. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của CT đang áp dụng hiện nay là mô hình trực tuyến - chức năng. Hiện tại, TCBMQL của Công ty gồm 4 phòng ban chức năng; 3 phân xưởng sản xuất. Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách một số phòng ban khác chủ yếu là mảng kinh doanh. Các Phó Giám đốc được phân công chịu trách nhiệm phụ trách các đơn vị trực thuộc và các phòng ban thuộc các mảng chuyên môn hẹp. Như vậy, cách tổ chức này đảm bảo giảm bớt công việc quản lý điều hành cho Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách các mảng chuyên môn hẹp sẽ giúp Giám đốc giải quyết công việc theo uỷ quyền. Các phòng ban trong cơ cấu này phải đảm bảo mảng công việc theo chức năng, đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo CT về các vấn đề thuộc chức năng của mình.