Sắp xếp lại lao động quản lý ở các phòng, ban để phát huy năng lực của cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (Trang 102)

. Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất (lần 2) của CT, năm

3.3.3.Sắp xếp lại lao động quản lý ở các phòng, ban để phát huy năng lực của cán bộ quản lý.

năng lực của cán bộ quản lý.

Bất kỳ một tổ chức, DN nào cũng có những mục tiêu mang tầm chiến lược, để thực hiện các mục tiêu đó cần phải có con người có đầy đủ kiến thức, sức khoẻ,… để đáp ứng được những mục tiêu đó, cần tránh tình trạng DN vừa thừa (về số lượng) lại vừa thiếu cán bộ (cán bộ đáp ứng được yêu cầu của công việc) làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD của CT. Muốn vậy, DN phải luôn tiến hành định biên đội ngũ quản trị viên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình. Việc định biên lại bộ máy QL hiện nay của CTITB có thể nói là cần thiết, trước mắt, cần phải định biên ngay lại số lượng LĐ quản lý ở từng phòng ban của CT sao cho phù hợp, đảm bảo bộ máy QL gọn nhẹ và hiệu quả cao.

Có thể định biên lại số người từng phòng ban dựa trên cơ sở mô hình tổ chức của CT theo hướng mới và phân công lại chức năng nhiệm vụ cho một số bộ phận. Cụ thể:

+ Phòng Tài chính - Kế toán: Do một phần mảng công việc về phân tích các hoạt động kinh tế và tham mưu các quyết định kinh doanh chuyển sang Phòng Kinh doanh, do đó chuyển 01 người theo dõi mảng này sang Phòng Kinh doanh. Như vậy số lao động định biên của phòng gồm 08 người, hiện tại có 09 người.

+ Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương: Số lao động định biên của phòng gồm 09 người giữ nguyên như hiện tại.

Trong đó có: 01 trưởng phòng phụ trách chung và 02 phó trưởng phòng giúp trưởng phòng; 03 nhân viên thực hiện công tác định mức lao động và tiền lương, 01 nhân viên thực hiện công tác chế độ chính sách, 01 nhân viên thực hiện công tác thi đua, 01 nhân viên thực hiện công tác cán bộ (bồi

dưỡng, xây dựng phương án quy hoạch cán bộ kế cận, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ QL).

Với cơ cấu chức năng nhiệm vụ rõ ràng như trên, việc phân công công việc theo vị trí việc làm sẽ thuận lợi hơn, CBCNV có cơ hội phát huy được sở trường công tác của mình, khẳng định được bản thân và cũng thuận lợi cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ của từng vị trí việc làm.

+ Phòng Kế hoạch - Sản xuất: Với chức năng nhiệm vụ mới (ghép cả phòng Vật tư), số lao động định biên của phòng mới sẽ có 23 người, hiện tại là 25 người (13 người ở Phòng Kế hoạch và 12 người ở Phòng Vật tư).

Trong đó có: 01 trưởng phòng phụ trách chung; 02 phó trưởng phòng (trong đó 01 phó trưởng phòng phụ trách mảng kế hoạch sản xuất và 01 phó trưởng phòng phụ trách công tác vật tư); 03 nhân viên làm công tác vật tư như lập kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị, lập thủ tục thanh toán, theo dõi nghĩa vụ của nhà cung cấp,...; 15 nhân viên kho (mỗi kho có 05 nhân viên); 02 nhân viên kế hoạch.

+ Văn phòng Công ty: Do chức năng nhiệm vụ của Văn phòng CT không thay đổi nên số lao động định biên được giữ nguyên như hiện tại là 23 CBCNV.

Trong đó có: 01 Chánh Văn phòng phụ trách chung; 02 Phó Chánh Văn phòng (01 người phụ trách mảng quản trị hành chính như: Văn thư, lễ tân, hội nghị, tiếp khách,...; 01 người phụ trách công tác bảo vệ, vệ sinh, ăn ca,...); 01 nhân viên văn thư đánh máy; 02 nhân viên lễ tân, tiếp khách, hội nghị; 02 nhân viên y tế; 04 nhân viên phục vụ nhà ăn; 03 nhân viên vệ sinh; 04 nhân viên lái xe; 04 nhân viên bảo vệ (bảo vệ toàn Công ty).

+ Phòng Quản lý chất lượng: Do chức năng nhiệm vụ của phòng không thay đổi nên số lượng lao động định biên của phòng giữ nguyên như hiện tại là 05 người.

+ Phòng Kinh doanh: Với chức năng nhiệm vụ mới số lao động định biên của phòng là: 05 người.

Trong đó: Tiếp nhận 01 người từ phòng Tài chính - Kế toán và 02 người từ Phòng Kế hoạch - Sản xuất được đào tạo đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh, để bổ sung số lao động còn thiếu của phòng CT có thể điều chuyển từ bộ phận khác có chuyên môn phù hợp, hoặc tuyển mới .

+ Phòng Đầu tư và Xây dựng: Một phần mảng công việc về tham gia dự thảo, đàm phán và tham mưu cho Chủ tịch - Tổng Giám đốc CT trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh của CT sang Phòng Kinh doanh, tuy nhiên hiện tại công việc của phòng cũng nhiều do đang chuẩn bị phương án chuyển CT ra nội thành Hà Nội. Do đó số lao động hiện tại vẫn giữ nguyên, bên cạnh đó cần đưa họ đi học tập kinh nghiệm ở trong nước cũng như ở nước ngoài để nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm. Như vậy lao động định biên của phòng có 03 người.

+ Trung tâm Đào tạo: Do chức năng nhiệm vụ của bộ phận này không thay đổi, số LĐ định biên của phòng giữ nguyên như hiện tại gồm 06 người.

Như vậy, số lao động định biên của khối quản lý của CT sẽ là 81, hiện tại có 79 người, như vậy còn thiếu 02 người ở Phòng Kinh doanh. Ngoài việc định biên lại đội ngũ CBCNV của khối quản lý, CT cần có kế hoạch điều động, hoặc tuyển mới lao động để có đủ biên chế đảm bảo hoạt động SXKD trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (Trang 102)