/ Trường hợp hình thành cơ cấu TCBMQL mới:
1.3.5. Nhân tố con người.
Hiện nay hầu hết các tổ chức đều nhận thức được nhân tố con người là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức. Đây là nhân tố trung tâm, nó tác động và chi phối tới TCBMQL của DN trên cả hai khía cạnh:
- Đối với đối tượng QL: Được đề cập đến ở đây là QL con người, vì vậy trình độ phát triển của đối tượng QL sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức bộ máy tương ứng. Số lượng và trình độ của đối tượng QL đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức thích hợp, một cơ cấu cán bộ QL với trình độ tương xứng mới đáp ứng được yêu cầu QL.
- Đối với chủ thể QL: Năng lực, trình độ của người lãnh đạo có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của tổ chức và chi phối TCBMQL. Nó được thể hiện qua khả năng chỉ đạo, kiểm tra của người lãnh đạo đối với hoạt động của đối tượng bị QL, chính sách sử dụng cán bộ cùng các quan hệ trên dưới,
ngang dọc và những lợi ích tồn tại giữa các cá nhân trong hệ thống ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới TCBMQL và ngược lại.
Mặt khác, uy tín, tác phong và phong cách làm việc của người lãnh đạo cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế mô hình TCBMQL của DN. Tác phong làm việc công nghiệp và chuyên nghiệp của người lãnh đạo thường nhanh nhẹn, quyết đoán và mang lại hiệu quả cao. Khi đó, công việc được phân công rõ ràng, rành mạch, đúng người, đúng việc, trách nhiệm và quyền hạn được qui định cụ thể, phát huy được tính chủ động sáng tạo của mọi người, không can thiệp quá sâu vào công việc cụ thể của từng người. Bên cạch đó là hệ thống chính sách đãi ngộ công bằng, khích lệ người LĐ cả về vật chất và tinh thần. Với người lãnh đạo như vậy họ thường thích TCBMQL gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cao.