/ Trường hợp hình thành cơ cấu TCBMQL mới:
1.3.2. Qui mô và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình vận động phát triển thì qui mô của DN là một yếu tố “động” luôn biến đổi để ứng phó với môi trường KD cũng luôn biến động. Khi hoạt động SXKD của DN mang lại hiệu quả cao, nhu cầu của thị trường tăng thì thông thường DN sẽ tăng qui mô, như vậy có thể sẽ phải tăng đầu mối trực thuộc. Khi đó, công tác điều hành QL có thể vượt quá khả năng kiểm soát của người lãnh đạo nếu không có những công cụ QL hỗ trợ như hệ thống thông tin QL. Đồng thời, trong mỗi bộ phận thì khối lượng công việc cũng tăng vượt quá khả năng hiện tại của những người thực hiện. Lúc này DN cũng cần có sự điều chỉnh cơ cấu TCBMQL để đáp ứng yêu cầu của tăng qui mô. Ngược lại khi hiệu quả hoạt động SXKD thấp, có nhiều lĩnh vực hoạt động không còn hiệu quả, lúc này DN nhất thiết phải thu hẹp qui mô, do vậy số lượng các đầu mối trực thuộc có thể phải cắt giảm, đồng thời biên chế trong các bộ phận cũng cần được tinh giảm gọn nhẹ.
Cơ cấu TCBMQL trong các DN có qui mô lớn phải khác so với các DN có qui mô nhỏ. Đối với các DN có qui mô lớn thường có nhiều đầu mối trực thuộc và mức độ chuyên môn hoá cao, trong mỗi đầu mối có thể có sự phân thành nhiều cấp. Còn đối với các DN có qui mô nhỏ thì số đầu mối ít hơn và
mức độ chuyên môn hoá thấp, thường phải kết hợp các chức năng để cơ cấu TCBMQL gọn nhẹ.
TCBMQL cũng phụ thuộc vào ngành nghề SXKD của DN. Mỗi ngành nghề đều có những đặc trưng khác nhau, những đặc trưng của từng ngành nghề sẽ cần có một qui trình tổ chức hoạt động SXKD riêng biệt. Do vậy, mà cơ cấu TCBMQL cũng cần được xây dựng cho phù hợp với từng ngành nghề.
1.3.3. Công nghệ.
Công nghệ là quá trình kỹ thuật mà mỗi DN sử dụng để thay đổi các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, vốn) nhằm tạo ra các sản phẩm đầu ra (sản phẩm, dịch vụ). Quá trình SXKD của mỗi DN được thực hiện theo một hoặc nhiều qui trình khác nhau, mang tính đặc trưng riêng. Hiện nay, qui trình công nghệ có thể là một tài sản vô hình của mỗi DN. Như vậy, đặc điểm và mức độ phức tạp của qui trình công nghệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TCBMQL của DN. Đối với các DN có đặc điểm công nghệ sản xuất hiện đại sẽ đòi hỏi đội ngũ LĐ có trình độ cao, nhưng số lượng không cần nhiều. Tuy nhiên, lúc này DN lại phải quan tâm đến đầu vào và đầu ra, do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động thì DN cần có nhiều bộ phận chuyên môn hoá và số lượng LĐQL phải nhiều. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nên mỗi khi DN thay đổi công nghệ SXKD thì bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi trong TCBMQL để đảm bảo tính phù hợp, giúp DN đạt được mục tiêu đề ra.