VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN, QUẢN LÝ TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TẠI BV NHI THANH HOÁ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 110)

- Báo cáo thuốc hết hạn dùng

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2. VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN, QUẢN LÝ TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TẠI BV NHI THANH HOÁ.

QUẢN LÝ TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TẠI BV NHI THANH HOÁ.

Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã ứng dụng CNTT chủ yếu trong hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc, kê đơn, kiểm duyệt thuốc. Khâu lựa chọn và mua sắm thuốc, thông tin thuốc chưa sử dụng CNTT. Chưa ứng dụng CNTT trong công tác trả lời thông tin qua mạng, mà đang thực hiện bằng trả lời qua điện thoại và văn bản, do đó cũng làm hạn chế thông tin khi BS kê đơn thuốc, bệnh viện cần triển khai thông tin qua mạng nội bộ để tăng tần xuất thông tin lên. Tại Bệnh viện Xanh Pôn khi ứng dụng CNTT trong công tác thông tin thuốc trả lời qua mạng nội bộ thì tần suất thông tin đã tăng lên gấp 3 lần và rất hữu ích cho các Bs trong vấn đề kê đơn sử dụng thuốc cho BN[32].

Ứng dụng CNTT giúp cho việc giám sát cấp phát thuốc rất chặt chẽ và mang lại nhiều lợi ích trong kê đơn. Việc kê đơn và ra y lệnh dùng thuốc cho BN của các BS giảm được rất nhiều sai sót so với việc không ứng dụng CNTT, điển hình rõ nhất đó là so sánh việc ghi danh pháp, nồng độ, hàm lượng giữa đơn cấp thuốc đã sử dụng phần mềm và bệnh án viết bằng tay thì đơn cấp thuốc không còn xảy ra sai sót (100% tỉ lệ đơn ngoại trú được khảo sát). Ứng dụng CNTT mang lại cho công tác quản lý số liệu dùng thuốc và lấy số liệu thống kê báo cáo nhanh gọn, mọi bộ phận liên quan đến việc sử dụng thuốc của bệnh nhân đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thanh toán đến kiểm soát sử dụng, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung việc kê đơn điện tử tại Bệnh viện Nhân Dân 115 đã mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân, giảm phạm vi tác động của sai sót trị liệu và cải thiện sự truyền đạt thông tin thuốc sai sót, cách ghi tên thuốc và hàm lượng giảm từ sai sót 40,4% xuống không còn sau ứng dụng[39].

99

Khi BS cho y lệnh hoặc đơn thuốc bằng viết tay cho bệnh nhân thì BS phải tự nhớ tên thuốc theo hoạt chất, tên thương mại được trúng thầu được bảo hiểm thanh toán, thuốc có còn trong kho hay không. Nhưng khi sử dụng kê đơn điện tử BS đã được hỗ trợ hoàn toàn việc này, do dược sĩ khoa Dược đã thiết lập DMT lên phần mềm, khi đó BS chỉ cần gõ tên hoạt chất thì mọi tên thương mại của hoạt chất đó được thể hiện, và có cả số lượng tồn kho, BS không cần phải học thuộc mà chỉ cần thực hiện lựa chọn danh mục sẵn có. Tuy nhiên việc ghi liều dùng cách dùng thuốc cho bệnh nhân cũng được thực hiện trên máy tính, nhưng vì chưa có phần mềm hỗ trợ sẵn về hướng dẫn sử dụng thuốc do đó BS phải tự thao tác gõ vào.

Việc giám sát cấp phát thuốc tại khoa Dược đã được thực hiện rất chặt chẽ nhờ có ứng dụng CNTT, dược sĩ không nhất thiết phải xuống tận khoa phòng lâm sàng mà chỉ cần ngồi tại khoa Dược đã có đủ số liệu khoa nào lĩnh gì, sử dụng cho ai và lĩnh cho thời điểm nào, trong trực hay giờ hành chính.

Ứng dụng CNTT chưa thực hiện được việc cảnh báo tương tác thuốc và huớng dẫn tương tác thuốc do đó việc duyệt thuốc trên phần mềm chủ yếu là xem xét cân đối về số lượng thuốc lĩnh cho bệnh nhân, kiểm soát sử dụng tổng thể về liều dùng, khi phát hiện sai sót sẽ thông tin phản hồi lại với khoa lâm sàng, chưa làm được phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm duyệt thuốc. Tại thời điểm duyệt thuốc chưa thực hiện bệnh án điện tử, do đó việc kiểm tra đường dùng, tương tác thuốc, thời gian dùng thuốc và các quy chế Dược của bệnh án nội trú phải thực hiện vào các buổi kiểm tra, duyệt bệnh án tại các khoa lâm sàng, điều này có nhiều ý kiến của DS, BS, DĐ trong bệnh viện đề nghị bổ sung thêm phần mềm cảnh báo tương tác thuốc đồng bộ để phục vụ cho công tác kê đơn, giám sát sử dụng thuốc được tốt hơn (có 89,2 ý kiến) đề xuất về vấn đề này. Khi ứng dụng CNTT việc thiếu trang thiết bị cũng sẽ ảnh hưởng đến quy trình làm việc. Trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc việc thiếu máy tính, máy in sẽ tác động vào quy trình lĩnh và cấp phát thuốc. Tại quy trình lĩnh

100

và cấp phát đơn ngoại trú của Bệnh viện Nhi, việc in đơn thuốc tại bộ phận kế toán sẽ tiết kiệm được việc trang bị máy in cho các phòng Khám bệnh, nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc BS không kiểm soát được đơn in ra có sai sót hay không, nếu BS kiểm soát đơn trước khi phát thuốc thì BN sẽ phải đi lại rất nhiều lần gây phiền hà cho bệnh nhân, chính vì vậy đã có ý kiến đề xuất tăng thêm số lượng máy tính, máy in trong bệnh viện, 29,1% cán bộ được hỏi có ý kiến về việc này. Trong công tác quản lý tồn kho việc ứng dụng CNTT sẽ phản ánh được tính trung thực của số liệu tồn kho, thủ kho sẽ không thể trả lời thuốc đã hết hay còn theo cảm tính, và BS kê đơn sẽ không thể kê đơn khi thuốc không có trong kho, việc lĩnh thuốc không còn gặp phải tình trạng sửa chữa phiếu lĩnh, bệnh án do khi kê đơn mà không nắm được số liệu tồn kho. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội sau khi ứng dụng CNTT trong kê đơn, quản lý tồn trữ cấp phát thuốc cũng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực đặc biệt là trong kê đơn của BS[27].

Việc theo dõi sử dụng thuốc và chi phí sử dụng thuốc của bệnh nhân đã được rất chi tiết trên phần mềm CNTT, khi BS đã lên y lệnh sử dụng thuốc cho BN và ĐD đã thực hiện lĩnh, nhưng vì lý do nào đó BS thay đổi y lệnh, BN không cần sử dụng loại thuốc đó nữa, thuốc được hoàn trả lại theo tên của bệnh nhân và chi phí điều trị đã được giảm trừ, bệnh nhân được in bảng kê thanh toán để so sánh, tránh được tình trạng bệnh nhân thắc mắc về chi phí sử dụng thuốc.

Đào tạo thêm kiến thức tin học cho cán bộ nhân viên là ý kiến được nhiều người đóng góp nhất, 98% ý kiến khi trả lời phiếu phỏng vấn. Máy móc chỉ là công cụ hoạt động, việc tác động của con người mới là đem lại kết quả đúng hay sai, khi con người sử dụng không thông thạo sẽ dẫn đến hiện tượng máy móc đưa ra những số liệu sai không theo yêu cầu.

Ứng dụng CNTT tại bệnh viện nhi Thanh Hoá đã đáp ứng được nhiều nhu cầu cần thiết trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc, những phần đã thực hiện rất tốt tại bệnh viện đó là quản lý tồn kho, quản lý cấp phát thuốc, việc kê đơn, lĩnh thuốc điện tử, quản lý số liệu bệnh nhân dùng thuốc, điều này đã

101

giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý bệnh viện và tăng cường sự hợp tác, phối hợp làm việc giữa các khoa phòng.

102

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 110)