Tình hình cung ứng thuốc BV ở nước ta trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 26 - 30)

Ngành dược Việt Nam (VN) chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế toàn cầu khi VN gia nhập WTO. Năm 2010, 2011, 2012 là những năm đầy biến động của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình cung ứng thuốc. Tuy nhiên ngành Dược VN đã quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân với giá cả hợp lý. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 47% nhu cầu về thuốc của người dân và hiện đang đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của VN lần thứ 5[48]. Đề án quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã hoàn thành chờ phê duyệt của Thủ tướng chính phủ. Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc của Việt Nam” với mục tiêu đẩy mạnh việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở Y tế đảm bảo nguồn cung ứng cho phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, không bị lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Việc quản lý giá thuốc được tăng cường không có sự tăng giá đột biến, Cục Quản lý Dược đã công khai giá thuốc trúng thầu để các cơ sở KCB tham khảo khi xây dựng kế hoạch đấu thầu[47], [48].

Công tác cung ứng thuốc cho BN Nhi cũng có nhiều thay đổi, do trước đây các bệnh viện điều trị riêng cho BN Nhi rất ít, đặc biệt là tại các tỉnh, bệnh nhân Nhi thường được điều trị trong các khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa hoặc bệnh viện Sản Nhi. Từ năm 2007 đến nay rất nhiều các bệnh viện Nhi tuyến tỉnh được thành lập do đó công tác cung ứng thuốc cho BN Nhi cũng được quan tâm chú trọng hơn, đặc biệt là sự quan tâm trong lựa chọn dạng bào chế, hàm lượng của thuốc và sự quan tâm về quản lý cấp phát thuốc cũng được tăng cường, do đặc thù nhiều bệnh nhân Nhi phải dùng ghép mới hết một lọ thuốc, nhiều bệnh viện đã đóng dấu vào lọ thuốc và thu hồi vỏ lọ đã sử dụng để quản lý số lượng cấp phát và sử dụng thuốc[25].

15

Bắt đầu năm 2005 là mốc đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt trong công tác cung ứng thuốc bệnh viện, các cơ sở KCB trong toàn quốc tiếp tục duy trì và tăng cường kết quả công tác cung ứng, sử dụng thuốc hợp lý, thực hiện tốt Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong BV[6] cùng với sự ra đời của một loạt các văn bản:

- Luật Dược số 34/2005/QH11; đã góp phần bình ổn giá cả thị trường. - Luật Đấu thầu có hiệu từ ngày 01/04/2006.

- Luật Bảo hiểm y tế. - Luật Khám chữa bệnh.

- Thông tư liên tịch số 10/2007/TT LT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.

Sau khi các văn bản này có hiệu lực, việc lựa chọn các phương thức đấu thầu thuốc tại các bệnh viện đã thống nhất và rõ ràng hơn.

Công tác lựa chọn và mua thuốc: Năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành thông tư số

31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 “Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ Bảo hiểm Y tế thanh toán”. Tất cả các bệnh viện phải thực hiện lựa chọn và mua thuốc trong danh mục mới được các quỹ BHYT chi trả kinh phí[14].

Đến nay hầu hết các bệnh viện đã có Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng DMT dùng trong bệnh viện; một số bệnh viện tự tổ chức đấu thầu mua thuốc, và một số còn lại áp dụng đấu thầu tập trung của SYT, việc đấu thầu đều phải thực hiện theo đúng thông tư liên tịch của BYT-BTC về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, sau đó bệnh viện ký hợp đồng cung ứng với các công ty trúng thầu, thực hiện vận chuyển, kiểm nhập, cấp phát thuốc theo quy định [29], [33].

16

- Kinh phí còn eo hẹp, tình trạng thiếu kinh phí dẫn tới nợ tiền thuốc các doanh nghiệp từ 3 – 6 tháng khiến cho việc cung ứng chưa kịp thời.

- Mua thuốc từ nhiều nguồn: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hãng thuốc nước ngoài… đây là thuận lợi cho công tác cung ứng nhưng đồng thời cũng là khó khăn trong việc quản lý và lựa chọn thuốc.

- Phần lớn các bệnh viện vẫn còn gặp khó khăn trong việc triển khai đấu thầu mua thuốc, đặc biệt là tiêu chuẩn xét thầu chưa đủ để đánh giá chính xác chất lượng thuốc, quá trình chấm thầu thuốc còn thủ công một số bệnh viện chưa có áp dụng phần mềm trong đấu thầu thuốc[10],[32],[37].

Công tác cấp phát thuốc: Tại các bệnh viện công tác cấp phát thuốc cũng có

nhiều thay đổi, trước đây Y tá hành chính các khoa đến khoa Dược để lĩnh thuốc cho khoa phòng mình nhưng sau khi có chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế, khoa Dược một số bệnh viện như Bệnh viện Xanh pôn, BV đa khoa Nam Định..., đã tổ chức cung ứng thuốc tới khoa lâm sàng để tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc và tạo điều kiện cho ĐD có thêm thời gian chăm sóc, phục vụ người bệnh[10]. Từ năm 2006 BYT có đưa vào chấm điểm yêu cầu tất cả các bệnh viện công lập trong cả nước thực hiện đưa thuốc xuống khoa lâm sàng. Tuy nhiên cho đến năm 2011 Bộ Y Tế không đưa vào chấm điểm mà chỉ đưa vào điểm thưởng cho các bệnh viện làm được công tác này, vì thực chất nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn, do khoa Dược thiếu cán bộ chuyên môn phục vụ, hình thức hoạt động chưa có sự thống nhất, như tại bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội ban đầu thực hiện thí điểm ở năm khoa lâm sàng, trong thời gian 2 năm thực hiện, sau đó do không đủ nhân lực và không có hiệu quả đã cải tiến bằng cách cử một DS đi cùng để kiểm tra, giám sát cấp phát thuốc[32]. Một số BV khác thực hiện tuỳ theo điều kiện đơn vị mình, những bệnh viện không đủ nhân lực dược vẫn tổ chức để các khoa lâm sàng tới lĩnh thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Dược, vì vậy trong thông tư số 22/2011/TT-BYT “ Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện” đã quy định: tuỳ thuộc vào

17

điều kiện nhân lực của đơn vị, khoa Dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng đến khoa Dược lĩnh thuốc theo quy định của Giám đốc bệnh viện[7], [31], [32].

Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện được thực hiện tuỳ thuộc vào điều kiện nhân lực và trang thiết bị tại từng bệnh viện, hiện nay việc sử dụng thuốc tại các BV đã có thông tư hướng dẫn về sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện có giường bệnh[8]. Công tác thông tin thuốc và theo dõi ADR đã hình thành, nhưng mới hoạt động mạnh ở một số thành phố lớn, còn tại các bệnh viện ở nhiều địa phương chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, thiếu DSĐH làm việc tại các bệnh viện, đặc biệt là BV tuyến huyện. HĐT và ĐT đã hoạt động thường quy, nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác điều trị, còn mang tính hình thức [9], [28], [33].

Dược lâm sàng (DLS) ở nước ta đã triển khai được hơn 10 năm nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn tập trung ở một số bệnh viện Trung ương và một số BV lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy. Khoa Dược BV đã triển khai công tác DLS, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hiệu quả, nhưng nhìn chung chức năng này còn khá mờ nhạt, công việc chủ yếu vẫn là xây dựng DMT sử dụng trong BV và tham mưu cho Lãnh đạo bệnh viện trong công tác đấu thầu thuốc. Các BV tuyến tỉnh, nhất là là tuyến huyện thì công tác Dược lâm sàng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi chưa thực hiện được công tác này, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu nhân lực. Tỉ lệ nhân lực KD so với nhân lực của toàn bệnh viện đều thiếu, tại bệnh viện Xanh Pôn tỉ lệ nhân lực Dược là 4%, Bệnh viện Hữu Nghị là gần 5%, bệnh viện Giao thông vận tải I là 2%, đặc biệt là thiếu Dược sĩ đại học, do đó công tác DLS đều được làm kiêm nhiệm[27], [31], [32], [39].

Ngày 20/12/2012 BYT ban hành thông tư số 31/2012/TT-BYT về “Hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện” yêu cầu Dược sĩ làm công tác Dược lâm sàng phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Phải có

18

chứng chỉ thực hành DLS, hoặc được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng DLS hoặc đào tạo sau đại học chuyên ngành Dược lý DLS.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)