Các hình thức mua thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 59)

- Hoạt động thông tin thuốc – DLS, theo dõi ADR

3.1.2.2.Các hình thức mua thuốc

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1.2.2.Các hình thức mua thuốc

Bảng 3.6. Chuẩn bị các hình thức mua thuốc

Hình thức mua Loại sản phẩm Tỉ lệ %

Mua thuốc theo danh mục

thuốc trúng thầu 394 hoạt chất trúng thầu 93,1 Mua thuốc ngoài thầu chào

hàng cạnh tranh 3 báo giá 29 hoạt chất không trúng thầu 6,9

Tổng 423 100,0

Hầu hết các thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi được mua trong danh mục trúng thầu của SYT (93,1%). Trong năm 2012 tất cả các thuốc trúng thầu đều được các công ty trúng thầu cung ứng đầy đủ, có một số thuốc quý hiếm đắt tiền cung ứng chậm hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng, bệnh viện đã chủ động trong công tác dự trữ nên không có tình trạng thiếu thuốc trong điều trị.

3.1.2.3. Phương thức giao nhận

* Quy trình nhập thuốc tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá

Quy trình nhập thuốc tại Bệnh viện Nhi được Hội đồng Khoa học, HĐT xây

dựng được đưa vào danh mục các quy trình làm việc tại bệnh viện.

* Nội dung kiểm nhập hàng

Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, đối với mọi nguồn (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong BV theo yêu cầu sau:

- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu, dự trù về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;

- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết;

48

- Khi nhận hàng, kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;

- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng;

- Thuốc nhập vào phải có hạn dùng > 6 tháng;

- Thuốc có hạn dùng < 6 tháng phải căn cứ vào nhu cầu của khoa đề nghị và xác nhận sử dụng để cân đối lượng cần nhập được chủ tịch HĐ kiểm nhập và Giám đốc duyệt. Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên HĐ kiểm nhập;

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình nhập thuốc tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Thông qua HĐT và ĐT, khoa Dược, phòng TCKT

Giám đốc duyệt dự trù

Công ty cung ứng

Nhập thuốc

Hoàn tất thủ tục thanh toán

Hoàn tất kiểm nhập

Khoa Dược tổng hợp dự trù các khoa, cân đối nhập, xuất tồn làm dự trù hàng tháng

HĐ kiểm nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

* Thành phần và trách nhiệm của Hội đồng kiểm nhập

Bảng 3.7. Thành phần và trách nhiệm của Hội đồng kiểm nhập thuốc

Thành phần và chức trách

HĐ kiểm nhập Trách nhiệm HĐ kiểm nhập

Trưởng khoa dược – Chủ tịch HĐ Kiểm tra giám sát quá trình kiểm nhập, giải quyết những vấn đề phát sinh

Phó khoa dược- Phó chủ tịch HĐ Giúp việc cho chủ tịch HĐ

Thống kê Dược – Thư ký Ghi chép, kiểm tra đối chiếu tên thuốc, số lượng, nồng độ, số lô, hạn dùng, chất lượng thuốc, nhập hàng vào kho, nhập số lượng vào phần mềm

Thủ kho Dược- Thành viên Cung ứng Dược- Thành viên

Cán bộ phòng TCKT – Thành viên

Kiểm tra tính hợp pháp của hoá đơn, kiểm tra giá với giá trúng thầu, nhập giá thuốc vào phần mềm, thanh toán

Quy trình nhập thuốc và việc phân công nhiệm vụ đảm bảo được trách nhiệm của từng bộ phận trong việc đáp ứng thuốc có đầy đủ và đảm bảo chất lượng hay không. Cũng đảm bảo được trách nhiệm của từng khoa phòng trong việc sử dụng thuốc, nếu thuốc được các khoa phòng đề nghị mà không dùng, gây đến tồn đọng, tồn kho cao lãng phí, thì khoa Dược có trách nhiệm thông báo nhắc cho các khoa sử dụng, không để tình trạng thuốc mua về không sử dụng và các khoa cùng khoa Dược phải chịu trách nhiệm về việc này.

3.1.2.4. Kinh phí mua thuốc

Hàng tháng bộ phận Thống kê dược có trách nhiệm báo cáo số liệu thống kê, theo mẫu báo cáo Dược cho Trưởng khoa Dược và đối chiếu với phòng Tài chính kế toán để làm thanh quyết toán, tính toán tỉ lệ và kinh phí của từng nhóm thuốc, phối hợp với Thủ kho cho kế hoạch dự trù thuốc của tháng tiếp theo, cuối năm làm báo cáo năm và đề ra kế hoạch cho năm tới.

50

* Kinh phí toàn viện, kinh phí cấp cho khoa Dược

Bảng 3.8. Kinh phí cấp cho khoa Dược, kinh phí mua thuốc so với tổng kinh phí

Loại kinh phí Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ %

Tổng kinh phí toàn viện 135.978,8 100,0

Kinh phí cấp cho KD 57.502,1 42,3

Kinh phí mua thuốc 28.839,0 21,2

Tỉ lệ tiền mua thuốc so với tổng kinh phí tại bệnh viện chiếm tỉ lệ thấp. Kinh phí cấp cho khoa Dược chiếm 42,3% so với tổng kinh phí bệnh viện, trong đó kinh phí mua thuốc chiếm 21,2% còn lại 21,1% là kinh phí mua vật tư y tế tiêu hao và hoá chất.

*Kinh phí mua một số nhóm thuốc tại bệnh viện

Bảng 3.9. Kinh phí mua một số nhóm thuốc

STT Nhóm thuốc Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ %

1 Kháng sinh 14.533,7 50,4 2 Vitamin 1.088,7 3,8 3 Corticoid 400,8 1,4 4 Dịch truyền 2.165,0 7,5 5 Các nhóm còn lại 10.650,8 36,9 Tổng số 28.839,0 100,0

Trong tổng kinh phí mua thuốc thì nhóm kháng sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 50,4%. Nhìn vào mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nhi và sổ sách theo dõi tình hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn. Trong sổ họp HĐT và sổ kiểm tra giám sát sử dụng thuốc không có nhận xét lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh chưa hợp lý.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

* Tỉ lệ thuốc nội và thuốc ngoại được mua để sử dụng tại Bệnh viện

Ở đề tài này chúng tôi lấy tỉ lệ thuốc nội (thuốc sản xuất trong nước) và thuốc ngoại (thuốc ngoại nhập) đã được mua về sử dụng theo tên thuốc. Số lượng hoạt chất được mua để sử dụng tại BV là 322, được lựa chọn mua thành 706 loại thuốc (tên thương mại và biệt dược).

Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại được mua để sử dụng tại bệnh viện

Tổng số loại thuốc được mua để sử dụng

Thuốc nội Thuốc ngoại

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

706 340 48,2 366 51,8

Tỉ lệ chủng loại thuốc nội và thuốc ngoại được lựa chọn mua về sử dụng

không chênh lệch nhau nhiều, thuốc ngoại hơn thuốc nội 3,6% (thuốc nội 48,2% và thuốc ngoại là 51,8 %).

* Cơ cấu tiền thuốc nội và thuốc ngoại

Cơ cấu tiền thuốc nội và thuốc ngoại, sẽ phản ánh được giá thành của thuốc, số lượng chủng loại thuốc nội và ngoại là tương đương nhau nhưng số tiền để mua thuốc nội và thuốc ngoại có thể chênh nhau rất nhiều.

Bảng 3.11. Cơ cấu tiền thuốc nội và thuốc ngoại

Nhóm thuốc Số tiền (triệu đồng) Tỉ lệ %

Thuốc nội 7.020,4 24,0

Thuốc ngoại 21.818,5 76,0

52

Hình 3.4. Cơ cấu số lượng và số tiền thuốc nội, thuốc ngoại

Mặc dù chủng loại thuốc nội và thuốc ngoại được lựa chọn để mua tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá không chênh lệch nhiều, nhưng cơ cấu tiền thuốc nội và thuốc ngoại chênh lệch khá cao, số tiền mua thuốc nội chiếm 24,0% và thuốc ngoại là 76,0%. Việc lựa chọn thuốc của Bệnh viện Nhi do không phải quan tâm nhiều về kinh phí và ưu tiên lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ em nằm điều trị nội trú, thuốc được lựa chọn đa số là thuốc có thương hiệu và chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 59)