KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 114 - 118)

- Báo cáo thuốc hết hạn dùng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

Lựa chọn thuốc

- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012 được khoa Dược và Hội đồng thuốc xây dựng.

- Danh mục thuốc bệnh viện gồm 423 hoạt chất và dạng phối hợp được chia thành nhóm theo tác dụng dược lý trong đó nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm số lượng nhiều nhất (54 hoạt chất).

- Tất cả các thuốc trong DMTBV đều nằm trong DMT chủ yếu của BYT

Mua sắm thuốc

- Hoạt động mua sắm thuốc của BV năm 2012 đang thực hiện với hình thức tổ chức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế.

- Tỷ lệ cung ứng thuốc thông qua đấu thầu của bệnh viện đạt 93,1%. - Số lượng và chủng loại của thuốc sản xuất trong nước chiếm 48,2%. - Phương thức giao nhận tại BV có Hội đồng kiểm nhập.

- Việc thanh toán tiền mua sắm thuốc phụ thuộc phần lớn vào việc thanh quyết toán với quỹ BHYT, thời gian thanh toán được ký kết trong hợp đồng là 60 ngày nhưng vẫn tồn tại thanh toán chậm 3- 4 tháng.

Tồn trữ, cấp phát thuốc

- Kho thuốc có diện tích 30- 50m2, bố trí phù hợp, kho được trang thiết bị đầy đủ, có tủ lạnh, điều hòa đảm bảo điều kiện bảo quản về nhiệt độ, độ ẩm.

- Tỷ lệ hư hao trong bảo quản, sử dụng 0,025%.

- Thời gian dự trữ thuốc đủ cho khoảng 0,7 tháng sử dụng.

- Bệnh viện có quy trình cấp phát thuốc cho đối tượng bệnh nhân nội trú, ngoại trú và tổ chức giao thuốc đến khoa lâm sàng.

- Kiểm soát cấp phát thuốc thực hiện thêm việc thu hồi vỏ lọ đã sử dụng, và kiểm tra việc nhận thuốc của bệnh nhân,

103

Sử dụng thuốc

- Tỉ lệ bệnh án có kê kháng sinh chiếm 78,3 % và 82,6% ở đơn thuốc. - Số thuốc trung bình /đơn thuốc là 3,5 thuốc.

- 68,1% bệnh án có kê thuốc tiêm, không có thuốc tiêm ở đơn ngoại trú. - 47,1% bệnh án không khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.

- Chi phí tiền thuốc trung bình một ngày điều trị cho BN nội trú là 68.200 (đồng) và bệnh nhân ngoại trú là 12.500 (đồng).

- HĐT và ĐT đã phân ra thành 3 Tiểu Hội đồng phụ trách, duy trì họp hàng tháng.

- Đơn vị thông tin thuốc thông tin 61 bài tin và tư vấn trong toàn bệnh viện. Đã có 14 báo cáo ADR gửi về trung tâm ADR quốc gia.

- DLS tuy đã được triển khai nhưng đang còn yếu, công tác nghiệp vụ dược được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ bệnh án được kiểm tra còn ít so với tổng số bệnh án, tỉ lệ sử dụng kháng sinh còn cao.

VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN, TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC. PHÁT THUỐC.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc

- Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có một hệ thống phần cứng, phần mềm tương đối đồng bộ, mới, hiện đại và hoàn chỉnh.

- Đội ngũ cán bộ có năng lực về CNTT đủ để đáp ứng việc triển khai ứng dụng thành công CNTT trong quản lý bệnh viện.

- Phần mềm quản lý dược đã phát huy tác dụng trong quản lý xuất, nhập, tồn kho, duyệt thuốc và tổng hợp báo cáo. Ứng dụng rất tốt trong công tác kê đơn, ra y lệnh và lĩnh thuốc.

- Ứng dụng CNTT mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ BS, DS, ĐD của bệnh viện trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc, tiết kiệm được thời

104

gian, nhân lực làm việc, tránh được nhiều sai sót trong kê đơn, lĩnh thuốc, đặc biệt quản lý, lưu trữ tốt số liệu bệnh nhân dùng thuốc.

- Bệnh viện vẫn gặp phải khó khăn khi ứng dụng CNTT như : Lỗi kỹ thuật, phụ thuộc mạng lưới điện, cán bộ, nhân viên còn thiếu hiểu biết về CNTT, sự cố phần mềm trục trặc, phần mềm quản lý không tự sửa được nếu làm sai.

Ý kiến đề xuất

- 98% đề xuất được đào tạo thêm kiến thức tin học.

- 89,2% ý kiến đề nghị có thêm phần mềm tương tác thuốc. - 29,1% ý kiến đề nghị bổ sung thêm máy tính máy in - 24% đề nghị bổ sung thêm kỹ sư tin học.

105

KIẾN NGHỊ

- Bệnh viện nên tuyển bổ sung thêm nhân lực cho khoa Dược đặc biệt là Dược sĩ đại học để đảm nhiệm các hoạt động chuyên môn như Thông tin thuốc, Dược lâm sàng. Đồng thời tổ chức tự đào tạo và gửi cán bộ khoa Dược đi đào tạo, nhằm không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác Dược bệnh viện.

- Tiếp tục cụ thể hóa phác đồ điều trị phù hợp với mô hình bệnh tật nhằm xây dựng danh mục thuốc bệnh viện và cẩm nang DMTBV đáp ứng tốt yêu cầu điều trị.

- Thực hiện phân tích DMT và phân tích sử dụng thuốc bằng phương pháp ABC/ VEN

- Giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh hợp lý. Tăng cường Dược sĩ xuống khoa lâm sàng, kiểm tra, duyệt thuốc trên bệnh án tại các khoa lâm sàng.

- Thường xuyên theo dõi ADR và thông báo cho toàn bệnh viện biết để cảnh giác khi dùng thuốc.

- Việc kiểm tra bình bệnh án nội trú, đơn thuốc ngoại trú cần tăng cường hơn nữa đồng thời nhấn mạnh vào việc sử dụng thuốc có phù hợp với chẩn đoán bệnh và phác đồ điều trị hay không, cần chú trọng đến việc khai thác tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân trước khi vào viện.

- Tăng cường đào tạo kiến thức tin học cho nhân viên Y tế, để toàn bộ nhân viên trong bệnh viện phải sử dụng thành thạo máy vi tính và phần mềm ứng dụng trong quản lý Dược bệnh viện.

- Thực hiện trả lời thông tin thuốc qua mạng nội bộ.

- Bổ sung thêm máy tính, máy in cho công tác kê đơn thuốc. - Cài đặt thêm phần mềm tương tác thuốc tại BV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung úng thuốc tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2012 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)