Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.PDF (Trang 33)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng

Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong những ngân hàng đƣợc thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Trải qua chặng đƣờng 19 năm hoạt động, DongA Bank đã lập đƣợc chiến tích là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ.

Năm 1992: Ngân hàng TMCP Đông Á đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt

động vào ngày 1/7/1992, với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, 56 cán bộ nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ.

Từ năm 1993 -1998: Đây là giai đoạn hình thành DongA Bank. Ngân hàng tập

trung nguồn lực hƣớng đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những năm này, DongA Bank đi vào sản phẩm dịch vụ mang tính mới mẻ trên thị trƣờng nhƣ dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lƣơng hộ. Ngân hàng cũng là đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Điển (SIDA) tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. DongA Bank cũng là một trong hai ngân hàng TMCP tại Việt Nam nhận vốn từ Qũy phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới.

Từ 1999 – 2002: DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng Thanh

toán toàn cầu (SWIFT) và thành lập công ty Kiều hối Đông Á. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động ngân hàng. Là một trong hai ngân hàng nhận vốn ủy thác từ ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), DongA Bank ngày càng đẩy mạnh tín dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song đó, ngân hàng thành lập Trung tâm thẻ DongA Bank và phát triển thẻ Đông Á. Đây cũng là năm đánh dấu việc tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao với việc nhận chuyển giao đội bóng Công An TPHCM, lập công ty cổ phần Thể thao Đông Á (CLB Bóng đá Ngân hàng Đông Á)

Từ năm 2003 – 2007: DongA Bank đạt con số 2 triệu khách hàng sử dụng Thẻ

đầu về tốc độ phát triển thẻ và ATM tại Việt Nam. Trong những năm này, DongA Bank đã đầu tƣ và hoàn thành một chuỗi các dịch vụ nhằm mang tiện ích tốt nhất đến cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Theo đó, DongA Bank đã triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền tự động qua ATM; thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng; kết nối thành công với tập đoàn Chian Union Pay (Trung Quốc).

DongA Bank cũng là một trong những ngần hàng đầu tiên phát triền và triển khai thêm 2 kênh giao dịch: Ngân hàng Đông Á tự động và Ngân hàng Đông Á điện tử, đồng thời triển khai thành công dự án chuyển đổi sang core- banking, giao dịch online toàn hệ thống. Đây là bƣớc ngoặt hoạt động để cả hệ thống có thể kết nối, ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc hoạt động tốt hơn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới, khánh thành và đƣa vào hoạt động nhiều trụ sở theo mô hình chuẩn của tòa nhà Hội Sở. Doanh số thanh toán quốc tế vƣợt 2 tỷ USD. DongA Bank đứng Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn.

Năm 2008: Là ngân hàng đầu tiên Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đâị nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. Đồng thời, DongA Bank chính thức kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua phát hành thẻ tín dụng VISA. Năm này cũng đánh dấu sự có mặt của DongA Bnak tại 50 tỉnh thành trên cả nƣớc với 182 điểm giao dịch và hơn 800 máy ATM.

Năm 2009: DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng và số lƣợng khách

hàng cán mốc 4 triệu. Ngân hàng cũng chính thức kết nối 3 hệ thống liên minh thẻ VNBC, Smartlink và Banknet vn, đồng thời đƣợc trao kỷ luck Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lƣu động. DongA Bank cũng triển khai hàng loạt nhiều sản phẩm dịch vụ nổi bật đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp nhƣ: vay 24 phút, phủ sóng 1km, chi lƣơng điện tử, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán hóa đơn…

Năm 2010: DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng và khai thác thêm 1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số lƣợng khách hàng lên 5 triệu ngƣời. Ngân hàng chính thức triển khai phƣơng thức giao dịch mới Phone Banking – hệ thống trả lời tự động 24/24, giúp khách hàng giao dịch tài chính hết sức dễ dàng bằng số điện thoại cố định. Trong năm, DongA Bank cũng là ngân hàng tiên phong giới thiệu giải pháp bảo vệ ATM trƣớc tình hình tội phạm ATM gia tăng ở nhiều địa phƣơng trên khắp cả nƣớc. Kiều hối Đông Á cũng tự hào trở thành đợn vị chuyển tiền sang tạo nhất năm 2010 do Hiệp hội Chuyển tiền thế giới trao tặng. Là ngân hàng đầu tiên sở hữu Gold ATM – máy bán vàng đầu tiên tại Việt Nam, đạt chứng nhận kỷ lục Guiness.

Từ năm 2011 đến nay: Hệ thống của DongA Bank tiếp tục mở rộng, với thêm 7

chi nhánh mới khanh trang đƣợc đƣa vào hoạt động, nâng tổng số chi nhánh/ phòng giao dịch của ngân hàng lên 240 đơn vị. Cũng trong năm 2011, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 19, DongA Bnak chính thức giới thiệu định vị thƣơng hiệu mới. “Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim”. Ngân hàng cũng tiến hành công bố thông điệp mới cho Các giá trị cốt lõi, Tầm nhìn và sứ mệnh đƣợc sử dụng cho chặng đƣờng 20 năm kế tiếp.

Hình ảnh của ngân hàng trên thế giới số cũng đã thay đổi toàn diện với việc ra mắt giao dịch mới của website www.dongabank.com.vn, có tính tƣơng tác cao nhờ cấu trúc chặt chẽ và dễ sử dụng, dễ truy cập vào các mục khách hàng quan tâm, các giao dịch tài chính qua kênh ngân hàng điện tử đƣợc tích hợp trực tiếp trên website này (bao gồm 2 phiên bản Tiếng Anh và Tiếng Việt).

Trong lĩnh vực kiều hối, thƣơng hiệu Đông Á cũng phát triển lên một tầm cao mới với việc khai trƣơng 2 quầy giao dịch kiều hối Đông Á – MoneyGram đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3/2011, giúp thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác giữa DongA Bank và công ty chuyển tiền quốc tế MoneyGram. Đây là hai quầy giao dịch kiều hối tại Việt Nam đƣợc đầu tƣ theo tiêu chuẩn quốc tế với thiết kế, trang trí hiện đại, đồng nhất trên thế giới của MoneyGram, thông qua đó cung cấp cho ngƣời nhận kiều hối dịch vụ tốt nhất và hoàn hảo nhất.

2.1.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thƣơng mại Đông Á trong thời gian qua Đông Á trong thời gian qua

2.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguốn vốn vốn

Tiền gửi tiết kiệm luôn đóng một vai trò quan trọng vào việc tăng trƣởng nguồn vốn của ngân hàng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguốn vốn vủa ngân hàng. Đây là xu hƣớng chung của tất cả các ngân hàng TMCP nội địa và quốc tế

Bảng 2.1: Cơ cầu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguồn vốn Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tháng 6/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động từ TGTK 24.070 43,08 28.010 43,00 40.454 58,39 47.545 67,79 Tổng nguồn vốn 55.873 65.143 69.278 70.137

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ trọng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguồn vốn

Nhìn vào bảng 2.1hình 2.1, ta thầy năm 2010 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ dân cƣ đạt 24.070 triệu đồng chiếm 43,08% trong tổng nguồn vốn, và tăng liên tục trong những năm 2011 và 2012 là 28.010 triệu đồng và 40.454 triệu đồng. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động đạt 47.545 triệu đồng, chiếm 67,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng và tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Điều này cho thấy một bức tranh khả quan trong hai quý cuối năm 2013 và tƣơng lai cho những năm kế tiếp.

2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo từng loại tiền

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo từng loại tiền

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu TGTK 2010 2011 2012 Tháng 6/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 20.378 84,66 24.766 88,42 37.076 91,65 43.471 91,43

Ngoại

tệ 3.692 15,34 3.244 11,58 3.378 8,35 4.077 8,57

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính ngân hàng Đông Á qua các năm 2010 -2013

Hình 2.2: Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo từng loại tiền

Nhìn vào bảng 2.2hình 2.2, ta thấy trong khoảng thời gian này, nguồn vốn huy động thông qua tiết kiệm tiền gửi bằng VND của khách hàng cá nhân qua các năm đều tăng trƣởng và chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cầu nguồn vốn tiền gửi nội tệ lẫn ngoại tệ. Cụ thể, năm 2010 đạt 20.378.410 triệu đồng. Vào năm 2011 đạt 24.765.743 triệu đồng, tăng 4.387.333 triệu đồng so với năm 2010, tăng 21,53% so với năm 2010. Đặc biệt năm 2012 đạt 37.076.159 triệu đồng, tăng 12.310.416 triệu đồng so với năm 2011, tăng 49,71% so với năm 2011; so với năm 2010 thì nguồn vốn huy động tiết kiệm bằng VND của khách hàng cá nhân tăng 16.697.749 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động tiết kiệm này đạt con số 43.470.722 triệu đồng, tăng 6.394.563 triệu đồng so với năm 2012, tăng 17,25% so với năm 2012. Để đạt đƣợc những con số ấn tƣợng trong tình hình nền kinh tế đang biến động, có nhiều tín hiệu xấu, ngân hàng TMCP Đông Á đã nỗ lực hết mình để xây dựng đƣợc hình ảnh trong mắt của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Ngoài ra, ngân hàng TMCP Đông Á tận dụng những thành tích và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kiều hối với những giải thƣởng đƣợc

các tổ chức thế giới và hiệp hội ngân hàng trao tặng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ đƣợc đảm bảo duy trì ổn định những năm trƣớc, khoảng 3.500.000 triệu đồng, nhƣng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.076.884 triệu đồng và tăng mạnh so với những năm trƣớc đó. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng có nguồn vốn ngoại tệ tăng trƣởng, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác trong nội địa và cả quốc tế.

2.1.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo từng đối tƣợng khách hàng hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo từng đối tƣợng khách hàng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tháng 6/ 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNQD 1.067 3,40 1.240 3,44 1.319 2,67 1.062 1,85 DNNQD 2.615 8,32 2.964 8,22 4.059 8,23 3.308 5,76 DNCVĐTNN 258 0,82 342 0,95 3 0,01 6 0,01 Cá nhân 27.463 87,41 31.503 87,35 43.032 87,25 52.193 90,92 Đối tƣợng khác 14 0,04 15 0,04 905 1,84 839 1,46

Hình 2.3: Nguồn vốn huy động tiền gửi theo từng đối tƣợng khách hàng

Nhìn vào bảng 2.3hình 2.3, ta thấy trong những năm gần đây nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân khá lớn, liên tiếp đạt gần 90% trong tổng số nguồn vốn huy động. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động ổn định rất quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Sự tăng trƣởng của nguồn vốn luôn luôn tăng và hứa hẹn cũng dễ tăng vào hai quý cuối năm 2013 do ngân hàng đang mở rộng tích cực các quan hệ với cá nhân lẫn doanh nghiệp thông qua các chƣơng trình tiền gửi tiết kệm với những sản phẩm mới và hiện đại ra đời.

2.1.2.4 So sánh cơ cấu tiền gửi tiết kiệm và vốn huy động giữa DongA Bank với các ngân hàng khác Bank với các ngân hàng khác

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động của các ngân hàng năm 2012

Ngân hàng

Tiền gửi tiết kiệm Huy động khác Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ

đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng

ACB 104.595 63,90 59.088 36,10 163.683

EIB 46.735 30,28 107.608 69,72 154.343 MB 39.055 43,61 50.493 56,39 89.548 Marritime Bank 29.688 29,44 71.145 70,56 100.833 Sacombank 80.573 58,21 57.846 41,79 138.419 SHB 28.539 26,66 78.489 73,34 107.028 Techcombank 67.199 40,33 99.443 59,67 166.642 Vietcombank 122.035 32,79 250.146 67,21 372.181 Vietinbank 116.913 24,89 352.776 75,11 469.689

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên năm 2012 của các ngân hàng

Hình 2.5: Cơ cấu huy động của các ngân hàng năm 2012 (số tƣơng đối)

Qua bảng 2.4, biểu đồ 2.4biểu đồ 2.5, ta thấy trong cơ cấu huy động của hầu hết các ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm đạt 63,90%. Về mặt con số tuyệt đối, ngân hàng TMCP Đông Á đạt 59.734 tỷ đồng thấp nhất trong tất cả các ngân hàng so sánh, nhƣng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Đông Á vẫn chiếm một tỷ lệ cao hơn nhiều trong tổng huy động nguồn vốn so các ngân hàng khác, điển hình đạt 61,63%. Điều này cho thấy, ngân hàng TMCP Đông Á có chiến lƣợc phát triển bền vững dựa trên số tiền gửi tiết kiệm có đƣợc từ phía khách hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ổn định.

2.2 Đánh giá chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á mại cổ phần Đông Á

2.2.1 Cơ cấu chọn mẫu

Trong bài nghiên cứu, tác giả chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Cơ chế điều tra tại các chi nhánh và các phòng giao dịch của các ngân hàng, chủ yếu vẫn là ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á tại các khu vực đông dân cƣ nhƣ: quận 1, quận 3, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân theo đủ mọi thành phần nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân, giới tính. Bên cạnh đó, tác giả cũng điều tra qua email và mạng internet.

Xác định cỡ mẫu theo cách thông dụng là dựa vào độ biến động của dữ liệu, độ tin cậy trong nghiên cứu và khoảng sai số cho phép.

Độ biến động của dữ liệu: cho biết mức độ khác biệt của các phần tử trong tổng thể là nhiều hay ít. Một tổng thể mà các phần tử tƣơng đối đồng nhất với nhau về một thuộc tính nào đó thì dữ liệu rút ra từ tổng thể đó đƣợc xem là ít biến động và ngƣợc lại

Ta có công thức V = p * (1-q). Trong đó : - V: là độ biến động của dữ liệu

- p: là tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng nhƣ mục tiêu chọn mẫu (0<=p<=1).

Độ tin cậy trong nghiên cứu: Trong thực tế khó có kết quả nghiên cứu có độ tin cậy 100% cho dù chúng ta điều tra, xem xét toàn bộ các phần tử của tổng thể. Vì vậy, trong thực tế để tiết kiệm thời gian và chi phí ta thƣờng sử dụng độ tin cậy ở các mức 90%, 95%, 98%, trong đó phổ biết nhất là 95%. Sau đây là kết quả tóm tắt giá trị tra bảng của Z.

Bảng 2.5: Tóm tắt giá trị của Z

Gía trị α 0.5% 1% 2.5% 5% 10%

Zα 2.575 2.33 1.96 1.645 1.28

Nguồn : Phạm Chí Cao, Vũ Minh Châu, 2009, Kinh tế lượng ứng dụng, NXB

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)