Thứ nhất, đẩy mạnh tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tinh gọn nhƣng có đủ năng lực xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng dựa trên công nghệ tiên tiến, thực hiện các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế.
Thứ hai, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH nhằm đảm bảo các TCTD hoạt động đƣợc an toàn, lành mạnh. Trong đó, chú trọng việc thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD, cần cải tiến thủ tục xét duyệt, thẩm định nghiêm túc, chặt chẽ các hồ sơ xin cấp phép thành lập mới các TCTD, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động của toàn bộ hệ thống NH, công bố kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin tài chính của NH ra công chúng.
Thứ ba, tập trung đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật thuộc chức năng của NHNN nhƣ soạn thảo và ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đƣa luật này trở thành công cụ kiểm soát cạnh tranh, bổ sung, sửa đổi Luật ngân hàng VN và luật các TCTD phù hợp với cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Cạnh tranh quy định về cạnh tranh, có đầy đủ các biện pháp và chế tài những ảnh hƣởng tới môi trƣờng cạnh tranh nhƣ các tin đồn không thực, quảng cáo gây nhầm lẫn.... Đối với Luật các TCTD và Luật Ngân hàng, có mục đích bảo đảm hoạt động của các TCTD đƣợc lành mạnh, kinh doanh an toàn và có hiệu quả, ngăn chặn những ảnh hƣởng xấu tới an toàn hệ thống nhƣ khả năng thanh khoản...
Thứ tƣ, NHNN cũng nên điều chỉnh biểu phí thanh toán điện tử, để các NHTM cũng có thể giảm phí để khuyến khích khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán liên NH, cạnh tranh trong phát triển dịch vụ chuyển tiền.
Thứ năm, để xác định đúng thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế, NHNN cần quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các nhóm khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cá nhân, làm căn cứ để các NHTM thực hiện thống nhất việc phân loại nợ,
trích lập dự phòng rủi ro theo từng khách hàng. Trong đó, NHNN rà soát lại kết quả phân loại nợ theo từng khách hàng là doanh nghiệp của các NHTM để đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống.
Thứ sáu, ban hành chính sách lãi suất phù hợp với tình hình của thị trƣờng nhằm tạo điều kiện cho các NHTMCP hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng thị trƣờng huy động rơi vào tình trạng ảm đạm nhƣ hiện nay. Ngoài ra, NHNN cũng cần đẩy mạnh các hoạt động phân tích, dự báo nhằm đón đầu những khó khăn, biến động bất lợi của kinh tế trong nƣớc và thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của các NHTMCP.
NHNN cũng cần tìm ra những biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hƣởng của biến động thị trƣờng tài chính thế giới đến thị trƣờng tài chính của VN.