Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 113)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã xác lập được 5 giải pháp là:

1) Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ TTCM

2) Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM 3) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM

4) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ TTCM

5) Xây dựng môi trường, điều kiện hoạt động thuận lợi, tạo động lực nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình đối với 210 CBQL, giáo viên. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò sự cần thiết của các giải pháp TT Giải pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Đổi mới công tác quy hoạch độingũ TTCM 195 92.9 15 7.1 0 0 2

Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM

193 91.9 17 8.1 0 0 3 Đổi mới công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ TTCM 182 86.7 28 13.3 0 0 4 Tăng cường công tác kiểm tra,đánh giá đối với đội ngũ TTCM 198 94.3 12 5.7 0 0

5 Xây dựng môi trường, điều kiện hoạt động thuận lợi, tạo động lực nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

179 85.2 31 14.8 0 0

Nhận xét: Thông qua kết quả thăm dò cho thấy để nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở trường TCCN, cần phải tiến hành đồng thời 5 giải pháp(các câu trả lời ở các giải pháp đều chọn chủ yếu ở mức độ rất cần thiết ≥ 85.2%; ở mức độ cần thiết ≥ 5.7%; không có mức độ lựa chọn là không cần thiết). Từ kết quả khảo sát có thể thấy việc lựa chọn các nhóm giải pháp trong luận văn là hoàn toàn có cơ sở và thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM một việc làm cấp thiết tại các cơ sở giáo dục nói chung và các trường TCCN tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Bảng 3.2: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp

TT Giải pháp

Mức độ

Rất khả thi Khả thi thườngBình Khôngkhả thi

SL % SL % SL % SL %

1 Đổi mới công tác quyhoạch đội ngũ TTCM

167 79.5 36 17.1 7 3.4 0 0 2

Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM

171 81.4 34 16.2 5 2.4 0 0

3

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM.

196 93.3 12 5.7 2 1.0 0 0

4

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ TTCM.

198 94.3 12 5.7 0 0 0 0

5

Xây dựng môi trường, điều kiện hoạt động thuận lợi, tạo động lực nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

181 86.2 25 11.9 4 1.9 0 0

Nhận xét:

Giải pháp 1: Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ TTCM : Có 167 ý kiến

cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và có 36 ý kiến cho là khả thi. Như vậy, việc đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ TTCM là công việc cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ của HT, nhằm xây dựng bộ máy hoạt động một cách đồng bộ, có hiệu quả. Đây là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài trong việc xây dựng đội ngũ TTCM đương chức và đội ngũ cán bộ kế cận để giúp việc cho HT. Chính vì thế, HT cần đầu tư lập quy hoạch đội ngũ TTCM cụ thể, trên cơ

sở đó để đảm bảo tính chủ động trong xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm tạo sức mạnh đồng bộ trong quá trình quản lý của mình.

Giải pháp 2: Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM: Có 171 ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là giải pháp rất khả thi

và 34 ý kiến cho rằng đây là giải pháp khả thi, chỉ có 5 ý kiến cho rằng công tác này hoàn toàn bình thường. Như vậy, cùng với công tác đổi mới quy hoạch đội ngũ TTCM thì đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM cũng là một công việc cần thiết trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM. Làm tốt công tác này sẽ tạo một động lực công tác tốt trong quá trình phấn đấu của mỗi giáo viên. Hơn nữa, việc xây dựng được một đội ngũ TTCM có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ giúp cho HT nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động của các TCM và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

Giải pháp 3: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM: Có

208 ý kiến (chiếm 99,0 %) cho rằng, đây là giải pháp rất khả thi và khả thi trong công tác quản lý cán bộ giáo viên nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng. Giải pháp này có tác dụng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM trong quá trình công tác của mình, đồng thời nó có tác dụng làm cho các thành viên trong tổ có mối liên hệ mật thiết với nhau: trong quá trình hoạt động chuyên môn họ được học hỏi trao đổi kinh nghiệm với nhau, thể hiện khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Làm tốt công tác này sẽ phát huy được nội lực của các TTCM. Trong xu thế thời đại ngày nay trước bối cảnh của nền văn minh tri thức, con người cần phải học tập liên tục, suốt đời thì việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm tất yếu và càng cần thiết đối với đội ngũ TTCM trong quá trình quản lý hoạt động chuyên môn của tổ. Ngoài ra, vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý các trường TCCN phải quan tâm nhiều đến công tác

tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng, phải tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập vươn lên để tự khẳng định mình.

Giải pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ TTCM: Có 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là giải pháp khả thi và rất

khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM. Ngoài ra, qua tìm hiểu đa số các ý kiến đều cho rằng: nếu xây dựng được kế hoạch kiểm tra thường xuyên, hợp lý và tiến hành được theo đúng kế hoạch dựa trên cơ sở kiểm tra, góp ý xây dựng kịp thời thì đây là việc làm có tính chất đột phá, thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM. Vì kiểm tra, đánh giá thường xuyên đội ngũ TTCM là thước đo chính xác kết quả hoạt động của các TCM và là động lực thúc đẩy đội ngũ TTCM luôn cố gắng vươn lên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM trong hệ thống các trường TCCN.

Giải pháp 5: Xây dựng môi trường, điều kiện hoạt động thuận lợi, tạo động lực nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM: về giải pháp này có 206 ý kiến

cho rằng: đây cũng là giải pháp khả thi và rất khả thi, nhằm tạo động lực cho các TTCM thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý TCM.

Ngoài ra, qua tìm hiểu một số còn có ý kiến xây dựng bổ sung thêm: việc bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý TCM; tăng cường hội thảo về các chủ đề nghiệp vụ quản lý trường học; trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn; mở rộng đối tượng tham gia đánh giá đội ngũ TTCM trong đó ưu tiên số giáo viên dạy giỏi; chủ nhiệm giỏi, cũng sẽ là những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở xác định những căn cứ khoa học phù hợp, chúng tôi đã đề xuất 5 giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình. Thông qua kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu trên cho thấy: cả 5 giải pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi. Việc vận dụng có hiệu quả các giải pháp này vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trong quá trình quản lý hoạt động TCM giúp cho HT quản lý tốt hoạt động trong trường học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TCCN trên địa bàn, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu và từ các kết quả nghiên cứu đó, cho phép tác giả rút ra các kết luận sau:

1. Trên phương diện nghiên cứu về mặt lý luận thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được xem là một trong những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Ở các trường TCCN, việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM là một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng để nâng cao kĩ năng quản lý cho họ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý chuyên môn của TCM và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập Quốc tế của đất nước.

2. Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình cho thấy: Mặc dù đội ngũ TTCM đều là GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có thâm niên công tác và có uy tín trong tập thể sư phạm. Nhìn chung đội ngũ TTCM đều ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý TCM tuy nhiên công tác nâng cao chất lượng cho đội ngũ TTCM ở các trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đội ngũ TTCM, mà vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

- Một số TTCM chưa thấy hết vai trò của mình trong việc chỉ đạo TCM trong công tác giáo dục.

- Nhiều TTCM tốt nghiệp từ các ngành đại học khác nhau, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nên công tác quản lý và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV còn hạn chế.

- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm TTCM còn mang tính chủ quan, chưa đúng quy trình.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM ở các trường TCCM chưa được chú trọng nhiều. Hầu hết TTCM trước khi đề bạt chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

- Công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng và trưởng khoa chưa thường xuyên, điều này ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho GD còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ GV nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng.

3. Từ cơ sở lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng, đánh giá chung thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã đề xuất 5 giải pháp nhằm giúp HT các trường TCCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM:

- Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ TTCM trường TCCN

- Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM trường TCCN

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ TTCM.

- Xây dựng môi trường, điều kiện hoạt động thuận lợi, tạo động lực nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, đan xen nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN. Trong thực tế, nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các giải pháp đó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình và những tỉnh khác có

điều kiện tương tự, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục TCCN hiện nay. Các giải pháp trên đã được kiểm chứng và cho thấy tính khả thi của nó.

KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 113)