9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.4.1. Nhận định chung về thực trạng
* Những mặt mạnh
- Hiệu trưởng các trường TCCN đều nhận thức được vai trò quang trọng của TTCM trong nhà trường do vậy họ đều thực hiện rất tốt việc trả phụ cấp cho TTCM.
- Trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, hiệu trưởng các trường thường xem xét và tạo điều kiện cho TTCM như cho đi học trên
chuẩn, xét kết nạp đảng…đó là những mặt mạnh trong công tác nâng cao chất lượng quản lý cho đội ngũ TTCM.
- Tất cả các TTCM ở các trường TCCN đều là giáo viên có trình độ chuyên môn, có thâm niên công tác và có uy tín trong tập thể sư phạm nên việc triển khai các hoạt động quản lý dạy học được thuận lợi.
- Trên cơ sở kế hoạch dạy học, đội ngũ TTCM luôn có khả năng nắm vững các nội dung quản lý, các chức năng quản lý và thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của TCM trong nhà trường theo đúng quy định.
- Tất cả các TTCM đều nhận thức đầy đủ vai trò của công tác quản lý hoạt động dạy học và từng nội dung cụ thể của hoạt động dạy học trong TCM. - Đội ngũ TTCM của các trường đã triển khai cho GV nắm đầy đủ các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo, các chủ trương, chính sách về giáo dục- đào tạo của Đảng và Nhà nước, quy định về chương trình khung dành cho từng hệ đào tạo. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, tháng và có biện pháp xử lý kịp thời đối với giáo viên vi phạm quy chế, quy định chuyên môn.
- Phối hợp với Khoa bộ môn trong việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, GV đúng người đúng việc phù hợp với năng lực cá nhân, từ đó phát huy được khả năng công tác của GV.
- Có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào để xây dựng nề nếp kỷ cương dạy - học.
* Những hạn chế
- Trong công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM còn bộc lộ một số hạn chế đó là thiếu các văn bản quy phạm công nhận TTCM là QLGD, tài liệu học tập nghiên cứu riêng về nghiệp vụ QL của
TTCM không có; thời gian cho TTCM học tập, nghiên cứu rất ít. Việc tổ chức hội thảo về công tác quản lý giữa các TTCM của các trường chưa được quan tâm. Chính vì vậy, việc trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý giữa các TTCM của các trường TCCN trong và ngoài tỉnh còn ít.
- Việc tổ chức các biện pháp bồi dưỡng cho TTCM tiến hành chưa thường xuyên và chưa đồng bộ. Nhìn chung, các hiệu trưởng ít tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý của TTCM. Do đó, chất lượng quản lý của đội ngũ TTCM chưa đáp ứng được với sự phát triển của các trường.
- Vẫn còn một số TTCM chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình soạn giảng, kiểm tra hồ sơ, duyệt giáo án. Chế độ dự giờ thăm lớp, thao giảng, đúc rút kinh nghiệm ở TCM chưa thường xuyên. Chưa chỉ đạo chặt chẽ TCM sinh hoạt có nề nếp để đảm bảo thường xuyên có chất lượng và hiệu quả.
- Công tác kiểm tra chuyên môn trong nhà trường để phân loại, giúp đỡ GV, kèm cặp bồi dưỡng, phát hiện những sai lệch trong việc thực hiện công tác còn chưa kịp thời, còn có hiện tượng cả nể trong đánh giá. Việc tổ chức sinh hoạt TCM còn mất nhiều thời gian cho công tác hành chính, còn thiếu chú trọng cho việc đầu tư chuyên môn, công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ còn nhiều hạn chế.
- Việc sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng giờ dạy còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH.
- Công tác cải tiến, nghiên cứu khoa học còn chưa được quan tâm đúng mức.