Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ tổ trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 87)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ tổ trưởng

trưởng chuyên môn trường TCCN

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại TTCM nhằm lựa

lý TCM góp phần thúc đẩy việc dạy và học của trường trong giai đoạn hiện nay.

- Đồng thời, tạo cơ hội để giáo viên phấn đấu đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp:

a/ Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm:

Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thì trước hết phải căn cứ vào Điều lệ trường TCCN. Từ đó, lên kế hoạch tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực công tác phù hợp với chức năng nhiệm vụ được đề bạt. Bên cạnh yếu tố về chuyên môn thì người được đề bạt phải là người có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức, lối sống trong sạch và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp. Từ đó Hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định bổ nhiệm chức danh TTCM và phân công nhiệm vụ phù hợp với công tác của Khoa và của Tổ bộ môn.

- Bổ nhiệm TTCM phải căn cứ vào các cơ sở sau:

+ Phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc

cần phải bổ nhiệm.

+ Phải căn cứ vào tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất giáo viên. + Phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trường.

Do yêu cầu, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự theo qui hoạch hoặc có thể ngoài qui hoạch trong trường hợp đặc biệt.

- Trong công tác bổ nhiệm TTCM cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, vì thân quen, cảm tình cá nhân hoặc ích kỷ.

b/ Công tác bổ nhiệm lại:

- Trong nhà trường, nếu lãnh đạo nhà trường cứ giữ mãi không thay đổi và năng lực quản lý yếu thì sẽ gây tác hại lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà trường, đồng thời sẽ không kích thích được tính tích cực, năng động của

giáo viên. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn (5 năm bổ nhiệm lại một lần) để sàng lọc những TTCM không đủ phẩm chất và năng lực công tác

- Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả công tác của TTCM trong thời gian người TTCM đó đang đảm nhiệm.

- Nếu TTCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Tổ bộ môn, Khoa bộ môn đạt được nhiều thành tích thì có thể xem xét bổ nhiệm lại, tiếp tục công việc. Trong quá trình công tác nếu thấy có những TTCM không đủ phẩm chất và năng lực điều hành công việc của TCM thì thông qua đề xuất của TBM, Khoa, HT có thể ra quyết định bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm TTCM và bổ nhiệm lại TTCM có năng lực hơn.

- Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khoẻ và hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức, người nào không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tuỳ theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp:

- Vấn đề bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải căn cứ vào danh sách qui hoạch và kết quả công tác, bồi dưỡng phấn đấu của đội ngũ cán bộ trong qui hoạch, được tập thể tôn vinh;

- Việc xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ TTCM phải đúng quy trình, bám sát và phù hợp với kế hoạch năm học và đặc biệt là không làm xáo trộn các hoạt động của TCM làm dao động đến tư tưởng của giáo viên.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp:

Để công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm có hiệu quả phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù của từng trường TCCN. Ngoài ra còn phải căn

cứ trên yêu cầu của từng Khoa, Tổ bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w