Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 75)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.7. Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

quản lý chỉ đạo, chưa chú trọng đến cơ cấu độ tuổi, giới tính. Để đảm nhiệm công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đội ngũ TTCM phải tự bồi dưỡng, tích lũy về kinh nghiệm, do đó không tránh khỏi ý chí chủ quan. Tính chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao, quy trình quản lý còn thiếu nguyên tắc chỉ đạo và do đó tính hiệu quả mang lại chưa thực sự cao.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ TTCM cơ bản được bồi dưỡng về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành riêng cho CBQL, đội ngũ TTCM của các trường cũng đã được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia học tập nâng cao trình độ cả về lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nhằm bổ sung những kỹ năng, cung cấp kiến thức cho đội ngũ TTCM ở các trường. Mặc dù vậy, nhưng HT các trường TCCN cũng cần xác định, đây là một nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm đầu tư và tiến hành thường xuyên nhằm đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng của mỗi trường một cách đồng bộ từ TTCM đến các Trưởng, phó các Phòng,Khoa, như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác giáo dục và đào tạo.

2.3.7. Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn môn

Xây dựng kế hoạch TCM trong trường TCCN là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của TCM và định ra những phương hướng cơ bản để thực hiện tốt những nhiệm vụ và chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới,

TCM cần hướng đến mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm và ai sẽ làm?...

Hoạt động này được thực hiện ngay từ đầu năm học, có thể HT trực tiếp kiểm tra hoặc giao cho Trưởng Khoa trực tiếp kiểm tra. Việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của tổ phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Nhà trường, của Khoa và phải được các cán bộ, GV bàn bạc thống nhất. Để tìm hiểu công tác này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra khảo sát các đối tượng ở 3 trường TCCN tỉnh Quảng Bình và được kết quả như bảng như sau:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình

Đánh giá

Đối tượng khảo sát HT + PHT (9) Trưởng, phó các phòng, Khoa (54) TTCM (21) GV (126) SL % SL % SL % SL % Rất cần thiết, đáp ứng tốt cho công tác 9 100 49 90.7 19 90.5 109 86.5 Bình thường, chỉ làm cho có 0 0 5 9.3 2 9.5 17 13.5 Không xây dựng vì không biết 0 0 0 0 0 0 0 0

Qua khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các TCM đầy đủ, đáp ứng tốt công tác, được đội ngũ BGH, Trưởng, phó các phòng khoa, TTCM và GV đánh giá rất cần thiết (BGH: 100%; Trưởng, phó các Phòng, Khoa+ TTCM: 90.7%; GV: 86.5%). Một số ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch là bình thường, chỉ làm cho có, cho đúng quy trình quản lý (Trưởng, phó các Phòng, Khoa + TTCM: 9.3%; GV: 13.5%). Điều đáng chú ý là tỷ lệ quan niệm xây dựng kế hoạch chỉ là việc bình thường, làm cho có, thuộc nhóm thứ hai còn cao, chứng tỏ còn một số Trưởng, phó các

Khoa, phòng + TTCM chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. Điều này cho thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM về tầm quan trọng của công tác này và ứng dụng của khoa học quản lý vào thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.4. Đánh giá chung thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường TCCN tỉnh Quảng Bình

Từ Bảng 2.6: Thống kê trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ TTCM ở 3 trường TCCN năm 2013 cho thấy: đội ngũ TTCM có 20 người là đảng viên, trong đó có 1 đồng chí đã quá tuổi, có con thứ 3 nên không kết nạp, 2 đồng chí là cử nhân chính trị, 1 đồng c đã đạt trình độ lý luận trung cấp, còn lại 18 đồng chí TTCM có trình độ sơ cấp lý luận chính trị, chưa có đồng chí nào được bồi dưỡng về nghiệp vụ QLGD. Trong số 21 TTCM có 9 TTCM có trình độ thạc sỹ, 1 TTCM là bác sỹ chuyên khoa I, 9 TTCM trình độ đại học và 2 TTCM có trình độ CNKT bậc cao, phụ trách về các bộ môn thực hành. Từ kết quả đạt được có thể thấy các trường trên địa bàn đã quan tâm, đầu tư đến công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn đội ngũ TTCM, song chưa quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý TCM . Qua tìm hiểu chúng tôi thấy các trường còn thiếu tính kế hoạch về công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w