Khái quát tình hình giáo dục TCCN tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 51)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục TCCN tỉnh Quảng Bình

2.1.3.1. Khái quát tình hình giáo dục TCCN tỉnh Quảng Bình

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 3 trường trung cấp chuyên nghiệp: Trung cấp Kinh tế; Trung cấp kỹ thuật công nông nghiệp; Trung cấp y tế. Mỗi trường có một đặc thù riêng nhưng đều tiến tới một mục đích là cung ứng một lực lượng lao động cho tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2012-2013 giáo dục chuyên nghiệp lần nầy, các cơ sở đào tạo đã tham gia nhiều ý kiến cụ thể, giáo dục chuyên nghiệp Quảng Bình trong năm học 2012-2013 vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất là việc quảng bá về nguồn lực nhà trường, về đổi mới công tác đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề đã được phê duyệt.

Tuy vậy, giáo dục chuyên nghiệp tỉnh nhà vẫn còn đang gặp rất nghiều khó khăn: trong năm học 2012-2013 cũng như đầu năm học 2013-2014, tỉ lệ tuyển sinh vào các cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh thấp, nhiều ngành trung cấp chuyên nghiệp ở một số đơn vị không có hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thêm vào đó, việc định hướng đào tạo lao động theo nhu cầu xã hội chưa thực sự rõ nét, việc tổ chức các hoạt động theo chủ đề để triển khai các cuộc vận động lớn của ngành ở một số ít cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn vẫn còn nặng về hình thức, chưa được duy trì thường xuyên và liên tục trong cả năm học.

Nguyên nhân chủ yếu là: số lượng thí sinh được tuyển vào đại học ngày càng nhiều trong khi dân số giảm cả về mặt cơ học, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi thu nhận nguồn lao động được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp vào làm việc, phải giải thể; đối tượng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp ít có cơ hội tuyển dụng khi tốt nghiệp ra trường và khó liên thông lên bậc học trên; vấn đề sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là với trình độ trung cấp chuyên nghiệp, chưa thực sự được xã hội quan tâm; một số ngành đào tạo cùng tồn tại ở nhiều cơ sở đào tạo và tâm lý xã hội đang thiên về việc được đào tạo đại học.

Vì vậy, các trường TCCN đang từng bước đổi mới nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đa dạng hoá và mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động, khu vực nông thôn. Mở rộng quy mô đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào lạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao đẳng dựa trên nền học vấn THPT.

Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường chuyên nghiệp đạt 15% năm 2010 và 20% năm 2015.

Tăng quy mô đào tạo ở các trường chuyên nghiệp bình quân 20%/năm ở các ngành nghề chủ yếu phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội địa phương.

Thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong và ngoài nước.

Bảng 2.1 : Số trường, số cán bộ, giáo viên, nhân viên trung cấp chuyên nghiệp

2010 2011 2012 2013

Số trường 3 3 3 3

Phân theo loại hình

+ Công lập 3 3 3 3

+ Ngoài công lập - - - -

Phân theo cấp quản lý

+ Trung ương - - - -

+ Địa phương 3 3 3 3

Số cán bộ, giáo viên (Người) 267 294 310 312

Phân theo giới tính

+ Nam 146 180 179 165

+ Nữ 121 114 131 147

Phân theo loại hình

+ Biên chế/ hợp đồng dài hạn 138 155 167 174

+ Hợp đồng ngắn hạn 129 139 143 138

Phân theo cấp quản lý

+ Trung ương - - - -

+ Địa phương 267 294 310 312

Phân theo trình độ chuyên môn

+ Tiến sỹ 1 2 1 - + Thạc sỹ 25 34 27 62 + Chuyên khoa I, II - - - 9 + Đại học 144 152 132 141 + Cao đẳng 10 9 9 5 + TCCN 35 32 53 -

+ Trình độ khác 52 65 57 99

( Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình)

Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy hệ thống trường TCCN trong tỉnh tương đối ổn định, số lượng cán bộ giáo viên ngày càng nâng cao về chất lượng, đáp ứng đủ cho công tác giáo dục. Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Quy mô trường lớp đang tiếp tục được củng cố và phát triển, mở rộng ngành nghề đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Bảng 2.2: Số học sinh hệ trung cấp chính quy của các trường TCCN

(Đơn vị tính: HS) Năm học TCKT CNN TCKT TC Y Tế Tổng cộng 2009-2010 1151 1267 413 2831 2010-2011 1154 969 584 2707 2011-2012 796 741 630 2167 2012-2013 1013 396 870 2266

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Bình)

Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ học sinh vào học hệ TCCN qua các năm có

chiều hướng giảm dần, riêng trường TC Y tế thì số lượng học sinh có tăng hơn những năm trước . Hàng năm các trường TCCN đã có những biện pháp tuyển sinh đến tận các huyện, thôn xã nhưng tình trạng thiếu chỉ tiêu ở các trường vẫn còn đang là vấn đề nan giải. Điều này cũng do các Trường Đại học ngày càng mở rộng, số lượng thí sinh được tuyển vào đại học ngày càng nhiều trong khi dân số giảm cả về mặt cơ học, thêm vào đó trong thời kì kinh tế khó khăn, học sinh tốt nghiệp TCCN ít có cơ hội có việc làm nên học TCCN đang là vấn đề cần giải quyết của các trường TCCN trên địa bàn.

*Tình hình các trường TCCN trong tỉnh

- Trường TC kỹ thuật công nông nghiệp Quảng Bình:

Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình tiền thân là trường Công nhân Cơ giới Nông nghiệp, trường Công nhân Kỹ thuật Quảng

Bình được thành lập năm 1967. Năm 1997, được sự thoả thuận của Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND tỉnh đã Quyết định nâng cấp thành Trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình (Quyết định số 168/ QĐ - UB ngày 6/3/1997).

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên

Tính đến tháng 12/ 2013, tổng số CB, GV: 179 người. Trong đó giáo viên 124 người; 81 giáo viên có trình độ đại học; cao đẳng 02; 01 giáo viên đang nghiên cứu sinh; 24 Thạc sỹ; 11 cán bộ đang học Thạc sỹ.

+ Quy mô đào tạo

- Từ khi thành lập đến nay nhà trường đã đào tạo được trên 35 ngàn công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật.

- Năm 2013 quy mô đào tạo của trường gồm có 28 ngành nghề đào tạo, trong đó hệ trung cấp đạt trung bình 1.000 học sinh/năm; hệ công nhân lành nghề và bán lành nghề đạt từ 1.950 đến 3.083 học sinh/năm. Quy mô đạt từ 2900 - 3500 hs/năm; ngoài ra nhà trường còn mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất, các xã, phường trong tỉnh đào tạo, chuyển giao công nghệ bồi dưỡng luật giao thông đường bộ, thi nâng bậc thợ cho công nhân, với số lượng trên 4.000 lượt người/năm; liên kết với các trường đại học kỹ thuật đào tạo kỹ sư các ngành nghề kỹ thuật.

+ Về ngành nghề đào tạo

Nhà trường luôn bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh Quảng Bình và nhu cầu học tập nghề nghiệp của thanh niên, người lao động để phát triển các ngành nghề đào tạo cho phù hợp.

- Hệ trung cấp kỹ thuật: Trung cấp Điện; Điện tử - Viễn thông; Tin học; Cơ khí - Động lực; Giao thông; Xây dựng; Lâm sinh; Chăn nuôi - Thú y; Địa chính; Kiểm lâm; Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Nuôi trồng Thuỷ sản...

- Hệ công nhân kỹ thuật: Điện công nghiệp và dân dụng bậc 3/7; máy công trình bậc 2/7; Lái xe; Gia công cơ khí và các ngành nghề phục vụ nông

nghiệp và nông thôn như: Kỹ thuật thú y, Làm vườn, Trồng trọt, Nuôi cá nước ngọt, Điện tử dân dụng, Quản lý điện nông thôn, Cơ khí nông nghiệp...

Ngoài 2 hệ đào tạo chính là trung cấp và công nhân kỹ thuật, nhà trường đã tích cực mở rộng liên kết với các trường đại học để đào tạo kỹ sư các ngành như: Điện, Xây dựng, Nông thôn, Lâm nghiệp; Sư phạm Kỹ thuật. Liên kết với các xã, địa phương trong tỉnh đào tạo nghề ngắn hạn cho người nghèo và lao động nông thôn

Trường TC Kinh tế:

+ Đội ngũ: Hiện nay, trường có 87 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó giáo viên là 53 người; 100% giáo viên có trình độ từ đại học trở lên; trong đó có 02 nghiên cứu sinh, 30 cán bộ giáo viên có trình độ thạc sỹ và 06 giáo viên đang theo học cao học. Đại đa số giáo viên đảm nhận từ 02 môn học trở lên.

+ Quy mô đào tạo:

Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay lên đến trên 1.700 học sinh, sinh viên/năm ở tất cả các hệ.

+ Ngành nghề đào tạo:

- Liên kết đào tạo đại học: Đại học Kế toán, Đại học Quản trị kinh doanh.

- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán quản trị, Kế toán tin học, Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung cấp tin học, Quản lý kinh tế, Thống kê, Kế toán ngân sách xã, Trung cấp thuế, Trung cấp quản trị kinh doanh,...

Ngoài ra, mỗi năm nhà trường còn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 800 - 1.000 học viên các ban, ngành trong tỉnh.

+ Đội ngũ: Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có 54 người, trong đó 31 giáo viên; giáo viên có trình độ thạc sỹ sỹ 1 người; bác sỹ chuyên khoa I, II có 3 người; giáo viên có trình độ đại học 26 người; cao đẳng 1 người.

Ngoài ra, Trường mời thêm giáo viên thỉnh giảng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới, các đơn vị chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, kết hợp chặt chẽ mô hình viện - trường và cơ sở thực tập trên địa bàn của tỉnh.

+ Quy mô:

Quy mô đào tạo của nhà trường năm học 2013-2014 là 1018 học sinh, sinh viên, thuộc nhóm các trường có tỷ lệ tuyển sinh đạt 100% trong khối các trường trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc.

+ Ngành nghề đào tạo:

Trong những năm gần đây, Trường trung cấp Y tế Quảng Bình đã gặt hái được nhiều thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho tỉnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành giáo dục và ngành y tế tỉnh nhà

Hiện nay, trường đào tạo các ngành nghề sau:

- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Dược sỹ; Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Y học dự phòng, y sĩ đa khoa.

Ngoài ra, mỗi năm nhà trường còn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề cho các thôn xã trong toàn tỉnh.

2.1.3.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục TCCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

* Thực trạng chất lượng giáo dục

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô đào tạo, trang bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các trường TCCN luôn xác định việc nâng cao chất lượng giáo

dục là nhiệm vụ hàng đầu, vì đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảng 2.3: Số lượng HS TCCN tốt nghiệp từ năm 2009 đến 2013

Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Tổng số 959 1049 1340 865

( Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Bình)

Bảng 2.4: Chất lượng tốt nghiệp TCCN từ 2009 đến 2012 (Đơn vị tính: Học sinh) Năm học Loại 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số 959 1049 1340 865 SL % SL % SL % SL % XS 2 0.2 0 0 6 0.4 5 0.6 Giỏi 105 10.9 117 11.2 371 27.7 107 12.4 Khá 469 48.9 407 38.6 473 35.3 423 48.9 TB-Khá 349 36.4 370 35.3 405 30.2 297 34.3 TB 26 2.7 78 7.4 58 4.3 26 3.0 Không đạt 8 0.9 77 7.3 27 2.0 7 0.8

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Bình)

Nhìn vào bảng 2.4 và 2.5 ta thấy rằng số lượng học sinh TCCN trong những năm qua trên địa bàn vẫn tương đối ổn định so với hệ TCCN trên cả nước. Tỷ lệ tốt nghiệp cũng tương đối cao, chất lượng tốt nghiệp năm sau khá

hơn năm trước. Đối với hệ TCCN, chất lượng giảng dạy quyết định chất lượng tốt nghiệp của học sinh. Vì đây chính là cơ sở để khi ra trường học sinh có thể tìm kiếm việc làm và thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới. Qua kết quả đó, chúng ta có thể khẳng định được sự quan trọng của công tác chỉ đạo chuyên môn trong giáo dục nghề nghiệp và đội ngũ TTCM đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w