Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 47)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

- Tình hình dân số và nguồn nhân lực

Về dân số: Dân số Quảng Bình năm 2012 có 857.924 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân cư phân bố không đều, 84,82% sống ở vùng nông thôn và 15,18% sống ở thành thị.

Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 782.313 người, chiếm 91,1%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Bru-Vân Kiều có 10.996 người, chiếm 1.38%; dân tộc Chứt (Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng) có 3.815 người, chiếm 0,5%; các dân tộc khác như: Thổ, Thái, Ca Rai, Mường, Pa Co, Lào có 52 người chiếm 0,006% dân số toàn tỉnh.

Về nguồn nhân lực: Lực lượng lao động trong tỉnh khá trẻ, lao động ở nhóm tuổi từ 14-24 chiếm tỷ lệ 24,6%; nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 20,4%; nhóm tuổi từ 35-45 chiếm 17,96%; nhóm tuổi từ trên 45 chiếm 37,04%; số lượng lao động nữ: 29.960 người, chiếm 50,39% trong tổng số lao động toàn tỉnh.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được nâng lên. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học ngày càng tăng.

+ Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn chuyển biến rõ rệt.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng lên. Điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của người lao động ngày càng tốt hơn; thể lực của người lao động từng bước được cải thiện.

Tóm lại, Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân số. Về chất lượng lao động cho đến năm 2013: hơn 25.000 người có trình độ đại hoc, cao đẳng, hơn 600 thạc sĩ, gần 50 phó giáo sư và tiến sĩ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 105.000 người,chiếm 25% số lao động.

- Tình hình kinh tế- xã hội- giáo dục của tỉnh nhà

Năm 2013, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn duy trì sự ổn định.

Kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,1% (kế hoạch tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ tăng 7,1%);

+ Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2% (kế hoạch tăng 4,0%, thực hiện cùng kỳ 4,5%);

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5% (kế hoạch tăng 9,5%, thực hiện cùng kỳ 9,1%);

+ Giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,5% (kế hoạch tăng 10%; thực hiện cùng kỳ 10,6%);

+ Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,3%; dịch vụ chiếm 43,2% (kế hoạch 21% - 36,5% - 42,5%);

+ Sản lượng lương thực 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vượt kế hoạch 1,5% (kế hoạch 27 vạn tấn);

+ Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.108 tỷ đồng, đạt 100,38% dự toán địa phương giao và tăng 5,52% so cùng kỳ (kế hoạch 2.100 tỷ đồng);

+ GDP bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng (kế hoạch 22 triệu);

Xã hội:

+ Giải quyết việc làm cho 3,14 vạn lao động (KH 3,1-3,2 vạn lao động); + Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5% so với năm 2012 , đến cuối năm 2013 còn 14% (kế hoạch cả năm giảm 3,5%);

+ 61,6% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (kế hoạch 60%);

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5% so với năm 2012 (kế hoạch giảm 1,5%);

+ 99,4% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS (KH 99,4%); + Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 29,5% (kế hoạch: 52%; trong đó qua đào tạo nghề 29,5%);

Văn hoá:

Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá

nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...

Giáo dục:

Tiếp tục thực hiện Kết luận 51-KL/TW, Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện kết luận Hội nghị TW 6 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt các biện pháp để duy trì sỹ số các cấp học nên số học sinh bỏ học giảm đáng kể so với năm trước . Tiếp tục củng cố và phát triển vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, phấn đấu năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề tiếp tục phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề. Đa dạng hóa các ngành nghề, các loại hình đào tạo, duy trì và mở rộng quy mô đào tạo. Công tác cử tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng được chỉ đạo thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định. Công tác liên kết đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng tiếp tục phát triển, quản lý chất lượng được chú trọng và chặt chẽ hơn.

Tuy vậy, công tác phổ cập giáo dục ở một số địa phương còn khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng miền và giữa các loại hình. Công tác xã hội hoá giáo dục còn thiếu cơ chế cụ thể để huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục.

Tóm lại, Quảng Bình đang ngày một phát triển, tuy nhiên với điều kiện kinh tế, chính trị văn hóa, giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế; đời sống nhân dân còn thấp, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hiệu quả của quá trình giáo dục cũng như thực hiện đổi mới giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh quảng bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w