Tính minh bạch trong việc công bố thông tin nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 58)

Hiện nay khung phát lý ràng buộc việc phân loại nợ cho cùng một khách hàng chưa rõ ràng. Việc thống nhất phân loại nhóm nợ cho một khách hàng ở các ngân hàng khác nhau có sự khác biệt. Theo quy định, ngân hàng có thể phân loại nợ theo hai tiêu chí là định lượng ( số ngày quá hạn, số lần cơ cấu lại..) hoặc định tính (đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ…). Nhưng đa số các ngân hàng cố tình né tránh việc phân loại nợ định tính nhằm che giấu nợ quá hạn. Mặc khác, do ngân hàng không có cơ sở thu thập thông tin tình hình tài chính của khách hàng ở ngân hàng khác nên cũng dẫn đến khó khăn trong việc phân loại nợ định tính. Ví dụ khách hàng có nợ quá hạn nhóm 5 ở ngân hàng A nhưng ở ngân hàng B khách hàng được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Việc phân loại nhóm nợ kéo khi khách hàng có nợ xấu ở ngân hàng khác theo dạng định tính còn theo ý kiến chủ quan của từng ngân hàng. Lợi dụng điều này, các ngân hàng thường tránh đánh giá cho khách hàng vào nhóm nợ xấu để tránh việc phải trích lập dự phòng rủi ro.

Số liệu nợ xấu được các ngân hàng che giấu và phản ánh không đúng thực tế còn do các ngân hàng lo sợ việc công bố con số nợ xấu quá cao sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị cổ phiếu trên thị trường…Nếu cộng cả những khoản nợ được cơ cấu lại theo quyết định 780/QĐ-NHNN, nợ tiềm tàng, nợ xấu phân loại theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 hiệu lực từ ngày 1/6/2014 (sửa đổi

quyết định 493) về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thì tổng nợ xấu có thể sẽ tăng lên mức hai con số so tổng dư nợ tín dụng. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (2012) từng đánh giá tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đã vượt quá 10% tổng dư nợ và có thể tệ hơn. Khi đó, nếu trích lập dự phòng đầy đủ thì nhiều ngân hàng bị lỗ, thậm chí vô cả vốn tự có không đủ bù đắp phần lỗ, nguy cơ đỗ vỡ ngân hàng cao, có thể lây lan hệ thống và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ông Alfred Chan, giám đốc mảng định chế tài chính tại hãng đánh giá Fitch Ratings – Singapore, (2012), cho biết quy mô của nợ xấu Việt Nam đang bị đánh giá thấp, tính minh bạch yếu và kế hoạch cải tổ chậm chạp, sơ sài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)