Để ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và kiểm soát tính chu kỳ của nền kinh tế cần có các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn. NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ kết hợp nhịp nhàng tránh xung đột với chính sách tài khóa. NHNN bám sát tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, thực hiện linh hoạt, chủ động có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, hướng đến mục tiêu an toàn hệ thống tài chính, kiểm soát chặt chẽ các dấu hiệu bất ổn như lạm phát, suy thoái kinh tế. Ví dụ khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, gia tăng cung tiền thông qua tín dụng, người dân và chính phủ chi tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thị trường bất động sản và chứng khoán lên giá, sẽ dẫn đến việc lạm phát và kinh tế tăng trưởng nóng, nếu không có các chính sách can thiệp kịp thời thì nền kinh tế mất ổn định và có nguy cơ khủng hoảng hệ thống tài chính.
Việc áp dụng các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần gắn liền với kiểm soát chất lượng tín dụng và tổng cung tiền cho nền kinh tế.
Việc áp dụng các chính sách kinh tế tránh gây sốc ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng như việc thay đổi quá nhanh và liên tục từ chính sách thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế (bằng việc mở rộng tín dụng) sang chính sách kiềm chế lạm phát (bằng việc thắt chặt tín dụng) hay chóng suy giảm kinh tế.
Hạn chế sử dụng các quy định mang tính hình chính trong lĩnh vực ngân hàng như áp trần lãi suất huy động và cho vay. Xây dựng hệ thống NHTM vững chắc đủ sức chống đỡ với các biến động thị trường trong đó có vấn đề lạm phát cao. Xây dựng NHNN đủ mạnh, đủ sức điều tiết để ổn định thị trường tiền tệ, giữ mức lạm phát ở mức mục tiêu đã đề ra.