Theo kết quả của cơ quan giám sát của Ngân hàng nhà nước thì năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống có thời điểm đã lên hơn 8.8% so với tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tương đương 202.099 tỷ đồng (năm 2011 là 3.3.%). Từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh, năm 2011, 2012 tốc độ tăng nợ xấu trên 50% (năm 2008 là 74.37%, năm 2009 giảm xuống 27.33%, năm 2011 tăng lên 60.55%, năm 2012 có thời điểm tăng 66%). Theo đó, nợ xấu tập trung cao nhất ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (21,15%); ngành Bán buôn và bán lẻ (16,93%); Hoạt động dịch vụ khác (12,51%); Bất động sản (11,37%), Xây
dựng, Xây lắp, Vật liệu xây dựng (10,13%); Vận tải, kho bãi (9,43%). (Nguồn
Do ngập trong nợ nên các ngân hàng dè dặt hơn trong hoạt động cho vay. Nếu tăng trưởng tín dụng ở mức thấp thì ngược lại huy động vốn duy trì đà tăng cao. Cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 0.89%, thấp hơn mức trung bình nhiều năm. Tăng trưởng tín dụng thời gian này thấp do doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế. Tồn kho nhiều khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc phải đóng cửa. Cá nhân hạn chế chi tiêu và tiêu dùng. Ngân hàng cũng e ngại việc giải ngân do doanh nghiệp không bán được hàng, không có nguồn trả nợ. Đặc biệt tồn kho bất động sản từ nhiều năm trước vẫn chưa thể bán được. Doanh nghiệp bất động sản hoạt động cầm chừng hoặc ngưng xây dựng mới, phát sinh nhiều dự án dỡ dang không thể hoàn thành do không có vốn. Thị trường bất động sản đóng băng gây ảnh hưởng dây chuyền làm phát sinh tồn kho vật liệu xây dựng và người lao động mất việc... Các khoản nợ bất động sản từ chỗ đủ tiêu chuẩn nhanh chóng chuyển thành nợ quá hạn. Số liệu từ NHNN, thời điểm 31/12/2012, dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 207.000 tỷ đồng, tăng 3.6% so với thời điểm 31/12/2011, chưa tính các khoản vay tiêu dùng, dư nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản. Trong đó nợ xấu chiếm khoảng 13.5% dư nợ bất động sản. Nợ xấu tiếp tục tăng lên, đồng nghĩa lợi nhuận ngân hàng giảm, không có lãi, thậm chí là âm nếu số trích lập dự phòng rủi ro quá lớn.
Đến 31/12/2012, kết quả công bố nợ xấu của ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy có 3 ngân hàng có nợ xấu tăng nhiều so với năm 2011, trong đó có một ngân hàng có nợ xấu tăng đột biến (Biểu đồ 2.4)
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) tăng đột biến từ mức 2.13% của năm 2011 lên mức 8.53%. Trong năm,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) thực hiện sáp nhập thành công ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB) trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu đến cuối năm 2012 của SHB ở mức 4.845,8 tỷ đồng, tăng 7,44 lần so 2011. Nợ xấu tăng đột biến do nợ SHB bao gồm cả các khoản nợ của HBB. Các khoản nợ xấu của HBB khoảng 988,7 tỷ đồng và không bao gồm các khoản nợ quá hạn của Vinashin 2.751,47 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2012, khối lượng nợ xấu của Sacombank đã tới ngưỡng 1.951 tỷ đồng, chiếm 1,97% tổng dư nợ. Con số này đã tăng gần 4 lần so với nợ xấu của năm 2011. Trong năm 2011, nợ xấu của Sacombank cũng chỉ chiếm tỷ lệ 0,56% tổng dư nợ. Kết thúc năm 2012. ACB cũng có sự gia tăng đáng kể của nợ xấu, từ mức 0.89% cuối năm 2011 lên mức 2.46% ở thời điểm 31/12/2012. Đến 31/12/2012, các ngân hàng chưa niêm yết có tỷ lệ nợ xấu trên 3% bao gồm Navibank (5.6%); Tienphongbank (3,47%), Agribank khoảng 5.8%. Đến 30/6/2013 nợ xấu của Techcombank là 5,28%, Navibank (6.1%), SHB (9.04%).