CẤP TÍN DỤNG THEO CHỈ ĐẠO CỦA NHÓM LỢI ÍCH VÀ SỞ HỮU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 61)

HỮU CHÉO.

Sở hữu chéo và đầu tư chéo là vấn đề nóng và nổi cộm trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Vấn đề này đã tồn tại trên thế giới và mới xuất hiện gần đây trong hệ thống tài chính Việt Nam. Tuy mới xuất hiện nhưng nó đã và đang gây ra những rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Nhận biết những tác động tiêu cực của sở hữu chéo và đầu tư chéo để có biện pháp kiểm soát rủi ro là vấn đề đang được quan tâm. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô của uỷ ban ban kinh tế Quốc hội, (2012), thì có các hình thức sở hữu chéo đáng lo ngại là: sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTMCP, sở hữu lẫn nhau giữa các

NHTMCP, sở hữu NHTMCP bởi các tổng công ty, tập đoàn của nhà nước và tư nhân.

Cách thức sở hữu chéo và đầu tư chéo gây rủi ro tín dụng trong thời gian qua: Giới chủ ngân hàng sử dụng lợi thế sở hữu và kiểm soát vận hành ngân hàng để cấp vốn giá rẻ cho các công ty thương mại, tập đoàn kinh doanh mà các ông bà chủ ngân hàng là những người sở hữu công ty đó hoặc có lợi ích liên quan. Ngược lại, cũng có nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hiện là cổ đông lớn, nắm nhiều cổ phiếu, chi phối các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng trở thanh “sân sau” huy động vốn và sau đó cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn và các công ty con của tập đoàn hoạt động. Để rồi, bằng chính dòng tiền này, các ông chủ ngân hàng mang đi đầu cơ thao túng thị trường khác như chứng khoán, bất động sản, vàng... gây lũng đoạn nền kinh tế. Những trường hợp này có nguy cơ dẫn đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm định cho vốn vay thiếu cẩn trọng, ra quyết định phán quyết cấp tín dụng thiếu tính minh bạch, khoản vay phát sinh nợ xấu là điều khó tránh khỏi. Sự an toàn tín dụng của ngân hàng và của cả hệ thống đôi khi phụ thuộc vào khả năng chi phối bởi nhóm lợi ích của một ngân hàng riêng lẻ.

Luật Các tổ chức tín dụng, thông tư số 13 không cho phép một cổ đông cá nhân sở hữu quá 5% vốn điều lệ một ngân hàng, giới hạn cho vay một khách hàng ở mức 15% vốn điều lệ và một nhóm khách hàng liên quan ở mức 25% vốn điều lệ. Đồng thời, luật cũng quy định một số trường hợp không được cấp tín dụng như thành viên hội đồng quản trị ngân hàng, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc…Nhưng thông qua nhiều kỷ thuật khác nhau, các đối tượng đã “vô hiệu hóa” các quy định của pháp luật, tạo ra các khoản nợ khổng lồ. Thông qua sở hữu chéo, ngân hàng (A) có thể cho công ty con (C) của doanh nghiệp (B) vay vốn, nhưng (B) là cổ đông chiến lược của (A) có quyền tác động lên hội đồng quản trị của ngân hàng (A) để phán quyết cho (C) vay. Và các thành viên hội đồng quản trị (C), (B) có lợi ích liên quan trong (C).

Nghị định số 141/2006/NĐ-CP quy định đến ngày 31/12/2010, các NHTM phải nâng mức vốn pháp định tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng mục đích nâng cao tiềm

lực tài chính các ngân hàng. Thông qua sở hữu chéo, công ty thương mại vay tiền và quay lại góp vốn vào ngân hàng bằng chính số tiền mà ngân hàng vừa giải ngân. Điều này dẫn đến vốn ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng và đạt tỷ lệ theo quy định tuy nhiên đó chỉ là vốn ảo. Sở hữu chéo trong trường hợp này gây sai lệch khi đánh giá vốn tự có, gây khó khăn trong việc giám sát tài chính và rủi ro hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra sở hữu chéo còn gây sai lệch việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. NHNN khó kiểm soát số liệu nợ xấu của ngân hàng thương mại do các ngân hàng đã che giấu nợ xấu thông qua sở chéo để cho vay qua lại. Ngân hàng (A) có sở hữu tại ngân hàng (B), có thể tác động để ngân hàng (B) cho khách hàng (C) vay tiền để trả nợ xấu của (C) tại ngân hàng (A). Hoặc ngân hàng (A) cho khách hàng (B) vay để trả nợ khách hàng (C), trong đó (A) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến (B) và (C). Trong cả hai trường hợp (A) đều “giúp” (C) khỏi tình trạng nợ xấu và ngân hàng cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ.

Chung quy các hình thức sở hữu chéo, đầu tư cho vay lòng vòng giữa các công ty liên quan đã tạo ra dòng vốn ảo không có thực, dòng vốn này tăng lên trên sổ sách của ngân hàng mà không đi vào nền kinh tế, gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng và tác động xấu đến nền kinh tế.

Theo luật TCTD, cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn của một tổ chức tín dụng, còn một tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn. Nhưng trường hợp của ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Western Bank, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này. Báo cáo kinh tế vĩ mô của uỷ ban ban kinh tế Quốc hội, (2012), cho biết Ông Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại Navibank.

Bảng 2.2 : Một mô hình sở hữu chéo giữa Eximbank-ACB-STB….- và các công ty thương mại-Nguồn: www.vietstock.vn

Trường hợp tại Sacombank, Thanh tra NHNN , tháng 4/2013, cho biết các công ty gia đình ông chủ tịch HĐQT và nhóm công ty liên quan đến Công ty Thành Thành Công vay đã lên tới 7.000 tỉ đồng, tương đương hơn 51% vốn điều lệ của ngân hàng này. Vì thế, NH Nhà nước đã đề nghị đến hết tháng 12-2013, Sacombank phải giảm tỉ lệ cho vay đối với nhóm công ty liên quan đến ông chủ tịch HĐQT và Công ty Thành Thành Công về mức 25% vốn điều lệ.

Một số ngân hàng đang có sở hữu chéo hiện nay như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với NHTM Siam của Thái Lan và tập đoàn Charoen Pokphan của Thái Lan. Viecombank có cổ phần tại MB, Eximbank, OCB, SCB. ACB đang có cổ phần tại Eximbank, ĐạiAbank, Kienlongbank, Viet Nam Thương Tín Bank. Eximbank đang có cổ phần tại Sacombank, VietAbank…

2.3.4 CHO VAY TẬP TRUNG VÀO NHÓM KHÁCH HÀNG CÓ LIÊN QUAN.

Theo Khoản 28, Điều 4 luật TCTD số 47/2010/QH12 định nghĩa người có

liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác. Bao gồm mối liên quan giữa công ty mẹ và công ty con và ngược lại, mối liên hệ giữa cá nhân với vợ/chồng/chị/em/con của người này… Luật TCTD cũng xác lập giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Những giới hạn này nhằm tránh một thua lỗ có thể làm nguy hại cho cả ngân hàng. Hay tránh cho ai vay số tiền khiến cho số nợ của họ vượt quá khả năng, đảm bảo tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ chấp nhận được. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chạy theo lợi nhuận nhiều TCTD đã bỏ qua nguyên tắc này. Ngân hàng đã cho vay tập trung vốn vào một khách hàng và người có liên quan dẫn đến hệ thống khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng số tiền vượt quá năng lực tài chính của mình và năng lực của khách hàng. Khi khách hàng không trả được nợ và ngân hàng đã dùng mọi biện pháp kể cả vốn tự có không thể bù đắp thì buộc ngân hàng phải đóng cửa hoặc sáp nhập. Thương hiệu ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Hà Nội (Habubank) không còn trên thị trường từ ngày 28/8/2012 sau 20 năm tồn tại bằng việc sáp nhập với Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) một phần cũng vì nguyên nhân khoản nợ xấu gần 3.000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn mà ngân hàng này đã cho vay trước đó. Đây cũng là bài học cho các ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng quản trị kém nhưng lại phân phối tín dụng theo kiểu dồn vốn tập trung vào một khách hàng. Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin group) là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam hiện đang vay của 10 ngân hàng trong nước chủ yếu là NHTM Nhà nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2011, các khoản nợ ngân hàng của Vinashin đã lên đến 86.000 tỉ đồng với tiền lãi hằng năm khoảng 10.000 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn so với vốn điều lệ và tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam hiện nay!

Ngoài Vinashin, các DNNN khác cũng đang có dư nợ lớn tại các NHTM. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của khu vực này không cao và số tiền quá hạn

thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của một ngân hàng. Nguyên nhân (1) Các DNNN thường có quy mô lớn nên cần nhiều vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh, sử dụng đoàn bẩy tài chính vượt quá mức (2) Các DNNN thường sử dụng vốn sai mục đích và không được kiểm soát do sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành. (3) Các DNNN được ưu đãi về tín dụng từ các NHTM nhà nước..

2.3.5 CHO VAY LĨNH VỰC KHÔNG KHUYẾN KHÍCH

2.3.5.1 “Bong bóng” tín dụng bất động sản và chứng khoán

Thông tin từ NHNN cho thấy, các thời điểm trong năm 2007, tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế so với huy động vốn từ nền kinh tế đa số ở mức trên 100%. Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn vượt mức an toàn theo quy định của NHNN. Tín dụng của các NHTM trong năm 2007 cũng có sự gia tăng đột biến lên mức 54% ở thời điểm cuối năm 2007. Tín dụng tăng nhanh cộng với sự hấp dẫn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán nên nhiều NHTM dồn vốn vào hai thị trường này và góp phần tạo ra các “bong bóng” chứng khoán và bất động sản. Mục đích các khoản vay đa phần là đầu cơ thay vì phục vụ cho nhu cầu nhà ở sinh hoạt. Các ngân hàng có quy mô nhỏ cũng giải ngân để tăng nhanh tổng tài sản và đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông. Sự gia tăng quá mức của

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay của tổng công ty, tập đoàn DNNN tại một số ngân hàng năm 2011. (Nguồn: Cafef.vn)

tổng phương tiện thanh toán, tín dụng là nguyên nhân chính gây lạm phát cao trong năm 2008.

2.3.5.2 Bất động sản chứng khoán giảm giá đột ngột

Đến đầu năm 2008, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm khống chế mức cung tiền, kiềm chế lạm phát. Song song đó là một loạt các chính sách tiền tệ được NHNN đưa ra nhằm rút tiền khỏi lưu thông như tăng dự trữ bắt buộc, buộc NHTM mua trái phiếu. Do khan hiếm nguồn huy động, ngân hàng bắt đầu dè dặt hơn trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp. Không có vốn sản xuất nên nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Kinh tế khó khăn cũng làm giảm thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản nợ mua bất động sản. Lãi suất ngân hàng tăng cao, người dân tiết kiệm hơn trong chi tiêu và ảnh hưởng đến tổng cầu. Hàng hóa sản sản xuất ra không bán được nên tồn kho nhiều. Song song đó là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phá sản, mất khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường chứng khoán ảm đạm. Bất động sản, chứng khoán giảm giá đột ngột. Giá trị tài sản giảm giá đã tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng vay và giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản, chứng khoán. Nhiều khoản cho vay của ngân hàng mất vốn do giá trị tài sản đảm bảo giảm quá nhanh và xuống dưới mức dư nợ vay gây tổn thất vốn cho ngân hàng. Thông tin từ NHNN cho biết, giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản và dư nợ được đảm bảo bằng bất động sản chiếm trên 11% dư nợ các TCTD Việt Nam. Một số ngân hàng tỷ lệ dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán đã tăng lên mức 40%- 50% dư nợ vay. Không ít ngân hàng thiếu hụt thanh khoản do không thể xử lý tài sản ngay để thu hồi nợ vay. Tín dụng tăng trưởng quá nhanh cộng với cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý.Việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đã dẫn đến mất cân đối tài sản Nợ-Có. Các ngân hàng phải vay vốn thông qua thị thị trường liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng lại xuất hiện một số ngân hàng vay để cho vay lại khách hàng. Trong khi về nguyên tắc vay liên ngân hàng chỉ để bù đắp những thiếu hụt tạm thời về mặt thanh khoản hay yêu cầu dự trữ của NHNN với lãi suất rất thấp. Báo cáo kiểm toán nhà

nước cho biết, trong tháng 02/2008 có giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất 21% một năm. Tại thời điểm này, lãi suất cơ bản trên thị trường là 14% một năm, lãi suất huy động và cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN. Nguyên nhân của trình trạng lãi suất cao là do ngân hàng vay đang rất cần vốn để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tại đơn vị mình. Ngân hàng vay thường là các ngân hàng có quy mô nhỏ khó huy động vốn trong khi ngân hàng cho vay là những tổ chức lớn có uy tín nên dôi dư nguồn vốn huy động. Như vậy, một khi những ngân hàng đi vay có vấn đề về chi trả thì hiệu ứng lan truyền rủi ro trong hệ thống là rất cao.

2.3.6 TÍN DỤNG CHIẾM TỶ TRỌNG LỚN TRONG GDP.

Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng tăng trưởng với nhu cầu vốn cao. Tuy nhiên, thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu) nước ta vẫn chưa phát triển

nên để tài trợ cho các dự án kinh tế đa phần từ tín dụng ngân hàng. Nguyễn Văn

Giàu,(2013), cho biết dư nợ tín dụng năm 2012 của Việt Nam chiếm 104% GDP (năm 2011 là 120% GDP), vốn hóa thị trường chứng khoán năm 2012 là 26% GDP. Như vậy, nếu xét về cơ cấu vốn, các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tài trợ các dự án trung dài hạn. Để tránh mất cân đối và thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng thời gian qua chạy đua nhau về lãi suất và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh khác để có thể huy động kỳ hạn dài. Điều này có thể giúp ngân hàng tránh thiếu hụt vốn tạm thời nhưng đã gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.

Chính sách mở rộng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài. Về mặt lý thuyết, khi tăng trưởng tín dụng cao sẽ đi đôi với tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, khi cung tiền cho nền kinh tế tăng lên thì nguy cơ lạm phát cũng xuất hiện và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2007-2010 là rất cao, trung bình khoảng 30%, riêng năm 2007 tăng lên tới 54% so với năm trước. Tương ứng mức tăng trưởng tín dụng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn này cũng ở mức khá, trung bình 6.5%/năm trong điều kiện chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nếu so sánh giữa GDP và tăng trưởng tín dụng, ta thấy tăng trưởng tín dụng cao gấp gần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 lần so với tăng trưởng kinh tế. Cũng có nghĩa là dư nợ tín dụng/GDP ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều này cũng cho thấy, các doanh nghiệp lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, chương trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 61)