ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35)

2.1 ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA VIỆT NAM NAM

Ở Việt Nam, khung pháp lý về đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng được hình thành từ những năm 1990 và từng bước được sửa đổi hoàn thiện để phù hợp với xu hướng phát triển mới của ngân hàng.

 Năm 1990, pháp lệnh ngân hàng có ghi “Tổ chức tín dụng không được huy

động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ”. Đây được xem là những quy định đầu tiên và còn khá thô sơ về đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

 Năm 1997, luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được ban

hành và sau đó được cụ thể hóa bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN và quyết định số 296/1999/QĐ- NHNN). Tại quy định này, các chuẩn mức quốc tế được áp dụng vào Việt Nam. Hệ số đủ vốn được xác định là 8% bằng hệ số quy định tại Basel I tuy nhiên phương pháp tính chưa phản ánh chính xác như ở Basel I ở khái niệm “vốn tự có của TCTD bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Thực ra, nó là vốn cấp 1, với yêu cầu mức tối thiểu là 4% tại Basel I.

 Năm 2005, quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN đã khắc phục

được định nghĩa vốn tự có tại quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN và cách xác định hệ số đủ vốn sát với Basel I và bằng 8%.

 Năm 2006, Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP

quy định đến ngày 31/12/2010, các NHTM phải nâng mức vốn pháp định tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng mục đích nâng cao tiềm lực tài chính các ngân hàng.

 Năm 2007, NHNN ban hành quyết định số 18/2007-QĐ-NHNN sửa đổi bổ

sung quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của

TCTD. Quyết định đưa ra các tiêu chuẩn định lượng và định tính theo thông lệ quốc tế nhằm đánh giá chính xác thực trạng tín dụng, chất lượng hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

 Năm 2009, thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định tỷ lệ

tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn . Thông tư quy định ngân hàng thương mại không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đồng thời bãi bỏ tỷ lệ 40% được quy định tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005.

 Năm 2010, NHNN ban hành Thông Tư 13 và các sửa đổi bổ sung để thay

thê quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005. Nâng hệ số đủ vốn lên 9% và từng bước tiếp cận Basel II.

 Năm 2011, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 có hiệu lực từ

ngày 15/3/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP

 Năm 2011, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc Hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)