Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

Dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ theo hai phương pháp nêu trên, việc trích lập dự phòng cụ thể được thực hiện dựa trên dư nợ gốc với tỷ lệ trích như sau:

Nhóm nợ Tỷ lệ trích Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100% 2.1.2.3 Số tiền dự phòng cụ thể

Được xác định theo công thức tính như sau:

Trong đó:

R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với một nhóm nợ A: số dư nợ gốc của khoản nợ tại thời điểm trích lập

C: giá trị của tài sản đảm bảo (TSĐB) được tính khấu trừ (giá trị khấu trừ) của tài sản đảm bảo.

Trong đó giá trị khấu trừ C = Giá trị TSĐB (V) x tỷ lệ khấu trừ (Kkt)

r : tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tương ứng từng nhóm nợ

Giá trị TSĐB (V) được xác định bằng:

 Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể

 Mệnh giá của trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc và các loại giấy tờ có

giá của TCTD

 Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp hoặc của TCTD khác

 Giá trị của TSĐB là động sản, bất động sản và các TSĐB khác ghi trên hợp

đồng bảo đảm

Tài sản bảo đảm đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

 Tổ chức tín dụng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm

khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

 Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ chức tín

dụng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm.

 Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên

hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi là bằng không (0).

Ví dụ: Cuối năm 20XX, Khách hàng Nguyễn Văn A vay BIDV 700 triệu đồng để chuyển nhượng ô tô. Tài sản đảm bảo là bất động sản tại đường XYZ, Q1, trị giá 1.000 triệu đồng. Thời điểm date/month/year, khách hàng Nguyễn Văn A còn dư nợ 600 triệu đồng , đã quá hạn nhóm 3.

Số tiền trích lập dự phòng cụ thể được xác định như sau:

Khách hàng Nguyễn Văn A nợ nhóm 3, tỷ lệ trích lập dự phòng là 20%

Do tài sản đảm bảo là bất động sản, căn cứ vào Bảng 1.4 thì tỷ lệ khấu trừ là 50% tương ứng giá trị tài sản đã khấu trừ C = 1.000 triệu đồng x 50%= 500 triệu đồng. Số tiền trích dự phòng cụ thể được xác định theo công thức R = Max {0,(A-C)} x r Tương ứng R = Max{0, (600-500)} 20% = 20 triệu đồng

2.1.2.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng chung

Ngân hàng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (Điều 9, quyết định 493/2005/QĐ- NHNN).

2.1.3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngày 21/1/2013 NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Thông tư có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 và quyết định số 18, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2014. Một số nội dung thay đổi bổ sung trọng yếu của thông tư so với quy định cũ:

Bổ sung các loại tài sản “Có” rủi ro vào danh sách phải trích lập dự phòng: mua/ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy thác cấp tín dụng, tiền gửi (trừ TGTT) tại các TCTD khác;

Nguyên tắc nợ kéo theo về nhóm nợ có rủi ro cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng được hiện thực hóa thông qua CIC;

Bổ sung thêm một số loại dư nợ có tính chất đặc biệt vào nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5;

Thời hạn thử thách để phân loại một khoản nợ quá hạn vào nhóm nợ thấp hơn, thời hạn thử thách để phân loại một khoản nợ cơ cấu được giảm đi so với quy định cũ: 3 tháng với nợ trung dài hạn, 1 tháng đối với nợ ngắn hạn

Cách xác định giá trị tài sản đảm bảo, giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo có nhiều thay đổi so với các quy định cũ.

Quy định chi tiết hơn về xếp hạng tín dụng nội bộ….

Việc ban hành thông tư cho thấy NHNN từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý vững chắc cho một nền tài chính vững mạnh trong tương lai trên nền tảng sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng

2.1.4 Thông Tư số 13/2010/TT-NHNN của NHNN ngày 20/5/2010 và các sửa đổi bổ sung thông tư 13/2010/TT-NHNN bổ sung thông tư 13/2010/TT-NHNN

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN được ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20/5/2010, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), có hiệu lực từ ngày 1/10/2010. Thông tư đưa ra các điều khoản nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động an toàn và hiệu quả đồng thời thay thế quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN trước đây. Một số nội dung chính của thông tư cũng như những điểm mới thay thế bổ sung quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN như sau:

2.1.4.1 Cho vay lĩnh vực “không khuyến khích”.

Tại điều 5 và điều 6, thông tư không khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia vào các lĩnh vực không khuyến khích như cho vay để kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, hoạt động đầu tư vào các công ty trực thuộc. Đây là quy định nhằm tách bạch giữa một ngân hàng thương mại (NHTM) và một ngân hàng đầu tư (NHĐT). Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Việc nâng trọng số tài sản có rủi ro này sẽ làm tăng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều. Thông qua việc nâng trọng số tài sản có hệ số rủi ro lên 250% đối với các khoản cho vay lĩnh vực này, đồng thời khống chế mức dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán một ngân hàng không quá 20% vốn điều lệ (Điều 8, khoản 9), thông tư đã hạn chế các ngân hàng cho vay kinh doanh vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.

2.1.4.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tại điều 4, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 9%.

Tỷ lệ này cùng với quy định về nâng vốn pháp định tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng đến ngày 31/12/2010 theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng.

Vốn tự có

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR) =

Hai số liệu rất quan trọng của NHTM được sử dụng trong tỷ lệ an toàn vốn là vốn tự có và tài sản “Có” rủi ro. Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ, lợi nhuận giữ lại…phản ánh năng lực tài chính, khả năng đảm bảo đối với người gởi tiền, khả năng chóng đỡ của ngân hàng trước rủi ro phá sản. Tài sản “Có” rủi ro phản ánh hoạt động sử dụng vốn ngân hàng có thể là các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng.

Vốn tự có là tổng hợp vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốn theo quy định pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ. Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm lợi thế thương mại, các khoản góp vốn mua cổ phần của công ty con, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác…

Các khoản để tính vốn cấp 2 bao gồm 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn một số điều kiện...Giới hạn khi xác định vốn cấp 2 như tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1, quỹ dự phòng tài chính tối đa 1.25% tổng tài sản “Có” rủi ro…

Tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” gồm 6 mức độ rủi ro là 0% (tiền mặt, vàng, các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam đối với Chính Phủ Việt Nam…), 20% (các khoản phải đòi đối với TCTD khác trong và ngoài nước, các khoản phải đòi đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…), 50% (các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay…), 100% (các khoản đầu tư máy móc thiết bị tài sản cố định và bất động sản, các khoản góp vốn mua cổ phần có loại trừ các khoản góp vốn mua cổ phần vào công ty con..), 150% (các khoản cho vay công ty con, công ty liên kết của TCTD..), 250% (các khoản

cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản, các khoản cho vay công ty chứng khoán..). Hệ số rủi ro của giá trị tài sản „Có‟ tương ứng của từng cam kết ngoại bảng có 3 mức độ là 0% (cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, NHNN bảo lãnh…), 50% (cam kết ngoại bảng được đảm bảo bằng bất động sản), 100% (các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,..).

Như vậy, cách tính CAR như trên thì tài sản “Có” rủi ro được hiểu là chỉ đề cập duy nhất đến rủi ro tín dụng mà chưa nhắc đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn của Basel II. Việc này sẽ khó cải thiện được rủi ro trong công tác quản trị, an toàn trong cơ cấu tổ chức của các TCTD. Thông tư 13 chỉ đang ở Basel I, chưa theo kịp các tiêu chuẩn của Basel II, Basel III mà các nước trên thế giới đang áp dụng.

Trong trường hợp, ngân hàng muốn tăng vốn lên theo định số 141/2006/NĐ-CP , nhưng tài sản có rủi ro cũng tăng thì không thể tăng CAR theo công thức trên. Thực tế hiện nay cho thấy, trong hệ thống còn một số ngân hàng chưa đạt được vốn pháp định lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng theo quy định tại nghị định. Trong trường hợp này, buộc các ngân hàng phải tiếp tục tăng vốn hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác. Việc các ngân hàng tăng vốn một cách ồ ạt để đạt được mức 3.000 tỷ nhưng kinh nghiệm quản trị, cơ cấu tổ chức chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Do vậy, việc tăng vốn pháp định cần phải dựa trên quy mô lớn nhỏ khác nhau, hoặc đặc điểm riêng của từng ngân hàng tại thời điểm yêu cầu tăng vốn không thể áp dụng chung cho các ngân hàng như hiện nay.

Bên cạnh đó, do xu hướng phát triển, ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên thông tư cũng bổ sung tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ.

vốn cấp 1 + vốn cấp 2 CAR =

Tài sản “Có” rủi ro + rủi ro thị trường + rủi ro hoạt động

2.1.4.3 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Tại điều 18, thông tư quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động của ngân hàng ở mức 80%. Đây là quy định nhằm tránh các ngân hàng sử dụng quá mức nguồn vốn huy động để cho vay, đặc biệt là sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay đầu tư dài hạn dẫn đến rủi ro thiếu hụt thanh khoản. Ngày 30/8/2011 NHNN ban hành thông tư số 22/2011/TT-NHNN nhằm sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010 đã ban hành trước đó, trong đó bãi bỏ tỷ lệ 80% nêu trên. Tuy nhiên, tại quyết định số 254/QĐ-TT phê duyệt “đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” quy định “kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn, từng bước giảm tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015”.

2.1.4.4 Giới hạn cấp tín dụng

Thông tư cũng đưa ra các giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các tiêu chí xác định nhóm khách hàng có liên quan. Tương tự như quyết định số 457, thông tư 13 tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan và các giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng này.

Các giới hạn cấp tín dụng được quy định như sau:

a. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không

được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

b. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một

khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản (a)

Vốn tự có hợp nhất

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất =

c. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản (a)

d. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một

nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản (b) điều này.

Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:

a. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với

một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

b. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với

các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

c. Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty

trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại khoản (a) và khoản (b) vừa nêu.

d. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.

e. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư,

kinh doanh chứng khoán.

f. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)