Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam. Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam phải chấp nhận mở cửa, tự do hóa tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
Các ngân hàng trong nước không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, chủ động hội nhập quốc tế. Nhiều ngân hàng có năng lực tài chính lớn mạnh, có bề dày kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có thương hiệu toàn cầu đã có mặt ở Việt Nam như HSBC, ANZ. Các ngân hàng trong nước cũng từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài và khu vực. Đã có ba NHTMCP có chi nhánh, công ty con ở Lào, Campuchia như Sacombank, Viettinbank. MBbank. Một số ngân hàng mở chi nhánh, phòng giao dịch ở khắp tỉnh thành để phục vụ cho các đối tượng khách hàng vùng nông thôn, hỗ trợ ngành thủy sản, nông lâm nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Agribank,
Viettinbank..). Hệ thống NHTM đang chiếm phần lớn thị phần huy động và cho vay so với các ngân hàng ngoại. Ngân hàng nước ngoài chưa thể chèn lấn ngân hàng trong nước. Theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2011, thị phần huy động của ngân hàng ngoại dưới 12% (còn tín dụng là dưới 15%) còn lại là thị phần của hệ thống NHTM trong nước.
Quy mô vốn của ngân hàng trong nước ngày càng được nâng cao, năng lực tài chính ngày càng được cải thiện. Các NHTMNN từng bước được cổ phần hóa, các NHTMCP thu hút được nhiều cổ đông là tổ chức tài chính nước ngoài như..ANZ, Bank of Tokyo, IFC..Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện tăng vốn để đầu tư thêm nhiều công nghệ ngân hàng hiện đại để đáp ứng nhu cầu quản lý hệ thống. Hệ thống ngân hàng lõi (core banking) được hầu hết các ngân hàng trong nước áp dụng. Việc này không những giúp ngân hàng khai thác tối đa các tiện ích trong quản lý dữ liệu mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro do vận hành.
Nâng cao chất lượng dịch vụ. Các NHTM trong nước đã liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, có nhiều tiện ích để khách hàng lựa chọn. Một số sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý tài sản cá nhân), ngân hàng điện tử (Internet banking, SMS banking..), các tiện ích của thẻ ATM cũng được giới thiệu với khách hàng và ngày càng nhiều khách hàng giao dịch không dùng tiền mặt, các giao dịch qua máy cà thẻ (máy Post) đã trở nên phổ biến hơn và có thể giao dịch quốc tế thông qua việc liên kết tổ chức Visa. Bên cạnh kênh huy động tiền gởi tiết kiệm truyền thống còn có kênh huy động tiết kiệm theo lãi suất bậc thang (gởi càng nhiều lãi suất càng cao) mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng…
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Với vai trò trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng trở thành “huyết mạch” dẫn vốn đi nuôi nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hệ thống ngân hàng hai cấp tách bạch giữa ngân hàng nhà nước với vai trò giám sát và ngân hàng thương mại vai trò kinh doanh cũng được hình thành để hạn
chế rủi ro. Cơ sở pháp lý về đảm bảo an toàn ngân hàng từng bước cũng được tiếp cận theo thông lệ quốc tế.