vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn
Thông tư quy định ngân hàng thương mại không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đồng thời bãi bỏ tỷ lệ 40% được quy định tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005. NHNN ban hành thông tư này nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Theo NHNN “Việc sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn
hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là cần thiết, nhằm hỗ trợ, góp phần cùng với quy định về tỷ lệ khả năng chi trả giúp tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn thanh khoản, đặc biệt là trong điều kiện có sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế”. Tỷ lệ quy định tại thông tư này không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu sử dụng vốn của các NHTM lớn. Tuy nhiên, sẽ tác động đến một số NHTM quy mô trung bình. Vì khả năng huy động nguồn vốn dài hạn của các ngân hàng trung bình thường không cao do uy tín không bằng các NHTM lớn. Mặc khác, các ngân hàng này thường có tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản lớn, và đây là nguồn nợ trung dài hạn.
2.2 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.2.1 Hệ thống NHTM Việt Nam
Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 31/12/2012, Việt Nam hiện có 34 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước. Trong đó, chiếm đại đa số là các NHTM cổ phần có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, một bộ phận không nhỏ các ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi, không có khả năng ứng phó với các cú sốc thị trường. Trong thời gian qua cũng xảy ra hiện tượng các ngân hàng này cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng, đẩy lãi suất tăng cao gây rối loạn thị trường. NHNN và chính phủ cũng quan tâm nhiều hơn về sự an toàn của hệ thống. Bằng chứng là nhiều quy định về đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng được ban hành như Luật tổ chức tín dụng ban hành năm 2010, thông tư quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD ban hành năm 2010 (Thông tư 13). Trong đó, đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012 đã khuyến khích việc mua bán sáp nhập ngân hàng. Qua đó, góp phần làm loại bỏ các ngân hàng nhỏ và yếu kém, góp phần đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, đây còn là giải pháp để mở rộng quy mô và gia tăng sức cạnh tranh cho các ngân hàng. Trong thời gian qua hệ thống NHTM đã diễn ra quá trình tái cơ cấu của 7 ngân hàng theo hướng mua bán, sáp nhập như: SCB, Tinnghiabank và Fitcombank hợp nhất thành SCB; Trustbank với Thiên
Thanh; Tienphongbank với Doji; SHB thâu tóm Habubank; Westernbank chuẩn bị hợp nhất với PVFC; HDbank chuẩn bị hợp nhất DaiAbank. Trong đó, trường hợp của Tienphongbank với Doji, sau khi tái cơ cấu, tình hình hoạt động được cải thiện tích cực. Theo báo cáo tài chính, đến cuối năm 2012, ngân hàng này đã có lãi 116.000 triệu đồng sau nhiều năm thua lỗ, tỷ lệ an toàn vốn vượt mức quy định và lên tới 40.15%. Theo cơ quan giám sát ngân hàng thì ngoài 7 ngân hàng trên, còn hai ngân hàng khác cũng phải tiến hành tái cơ cấu là Navibank và GPbank. Nhìn chung, số NHTM có xu hướng giảm sau Đề án của chính phủ và nhiều ngân hàng đang trong gian đoạn sáp nhập. Nhiều ngân hàng trong giai đoạn đàm phán để cơ cấu theo hướng kêu vốn góp từ các đối tác chiến lược, định chế tài chính nước ngoài. Nhờ đó, quy mô vốn của các ngân hàng cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Cùng với việc tăng vốn tự có, các ngân hàng cũng mở rộng quy mô điểm giao dịch, đầu tư các dự án công nghệ mới, các sản phẩm dịch vụ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng doanh thu và giảm thiểu rủi ro. Việc này cũng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh ...