Phát triển thị trường vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 85)

Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đòi hỏi phải có nguồn vốn dồi dào không phải chỉ của hệ thống ngân hàng mà còn dựa vào thị trường vốn vững mạnh. Hiện nay ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Do đó, tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn phổ biến trong hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng sẽ khó khăn nếu chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng để tài trợ cho phát triển kinh tế. Chính phủ cần có chính sách phát triển thị trường vốn (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung và phi tập trung..) nhằm giảm gánh nặng cho ngân hàng đồng thời tăng tính hiệu quả trong việc phân bố các nguồn vốn tới các dự án đầu tư. Ví dụ như các Bộ ngành cần xây dựng hành lang pháp lý, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn ngoại vào vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua thị trường vốn. Việc này nhằm giảm áp lực cho ngân hàng khi phải dùng lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ dự án bất động sản như hiện nay. Một trong những điều kiện hỗ trợ để cho thị trường trái phiếu các doanh nghiệp phát triển là chính phủ cũng như Bộ tài chính kết hợp ban hành khung pháp lý về trái phiếu, cũng như khuôn khổ hoạt động của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm. Các tổ chức độc lập có uy tín xếp hạng tín hiệm của doanh nghiệp và việc minh bạch các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán sẽ là cơ sở cho công chúng ra quyết định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Một trong những nỗ lực thành công của thị trường tài chính của nước ta là

cả trái phiếu và cổ phiếu đều có sàn giao dịch riêng, điều này gia tăng tính thanh khoản của các giấy tờ có giá này.

Ngân hàng nhà nước hình thành thị trường mở nhưng cần phải đa dạng thêm các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường thay vì chỉ đơn thuần là tín phiếu và trái phiếu kho bạc. Bên cạnh đó cần hiện đại hóa công nghệ trong việc thanh toán bù trừ rút ngắn thời gian giao dịch của các giấy tờ có giá. Hiện nay các chủ thể chính tham gia thị trường mở là các ngân hàng thương mại, cần có biện pháp khuyến khích như thay đổi quy mô giao dịch tối thiểu, điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều chủ thể khác tham gia vào thị trường mở.

Ngân hàng nhà nước tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các NHTM, việc Kho bạc nhà nước gửi tiền tại ngân hàng thương mại nhà nước sẽ gây ra những tác động tạo tiền sau đó (vì không loại trừ khả năng NHTM nhà nước dùng số tiền này mua trái phiếu kho bạc rồi sau đó đem chiết khấu lại cho NHNN). Khi ban hành CSTT ngân hàng nhà nước cần tính đến tác động này trong tổng cung tiền trong xã hội. Hàng tháng hay hàng quý, NHTW cần phải công bố minh bạch các thông tin điều hành CSTT trong kỳ. Ngân hàng nhà nước phải chịu mọi trách nhiệm giải trình trước công chúng về hiệu quả thực hiện CSTT trong năm.

Đại diện một tổ chức độc lập với NHNN tiến hành điều tra về mức độ tín nhiệm của công chúng đối với những chính sách tiền tệ của NHTW. Kết quả của việc điều tra này cho phép NHNN có những điều chỉnh trong việc tính toán độ trễ của CSTT. Biên độ giới hạn của LPMT cũng bị tác động bởi yếu tố mức độ tín nhiệm của công chúng đối với việc điều hành CSTT của NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)