Tăng cường khả năng quản lý và giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79)

Bản thân các NHTM cần tuân thủ nghiêm và tự giác các quy định của pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng như các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các quy định về đối đối tượng không được cấp tín dụng và đối tượng hạn chế cấp tín dụng, các tỷ lệ về chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối (CAR), tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp thông lệ quốc tế và chất lượng tín dụng…

Nâng cao kinh nghiệm quản trị năng lực chuyên môn của các cán bộ chủ chốt trong ngân hàng, thường xuyên thông qua các khóa đào tạo nghiệp vụ, cọ sát thực tế... Nâng cao năng lực thẩm định đề xuất cấp tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Chú trọng đầu tư vào hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ để thực hiện vai trò thanh tra kiểm soát, quản lý rủi ro. Các chủ trương, chính sách, quy định quy trình dù có tốt đến đâu thì cuối cùng đều không hiệu quả, không có hiệu lực nếu đạo đức nhân viên bị thoái hóa, năng lực kinh nghiệm chuyên môn bị hạn chế. Thực tế cho thấy rủi ro tín dụng liên quan yếu tố con người thường gây thiệt hại to lớn cho TCTD so với các loại rủi ro khác. Vì vậy các nhà quản trị ngân hàng cũng phải thường xuyên trao dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên để hạn chế loại rủi ro này trong tổ chức.

Các ngân hàng cần tách bạch giữa chức năng ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại để tránh lập lại sai lầm như các ngân hàng tại Mỹ. Đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thông qua nghiệp vụ quản lý tài sản Nợ-Có. Quản ly khe hở kỳ hạn thông qua việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, thực hiện có hiệu quả các biện pháp huy động vốn, đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, giữa việc sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn để đảm bảo thanh khoản…Điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực không khuyến khích như chứng khoán, bất động sản. Các ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ dữ trữ nhất định như lượng tiền mặt tại ngân hàng, tiền gởi tại NHNN, tài sản có tính thanh khoản cao khác nhằm ứng phó với các dòng tiền ra có tính chất bất ngờ. Các NHTM cần nhận định rõ vai trò quan trọng và chủ động xây dựng cho ngân hàng mình một chính sách, quy trình về quản trị

rủi ro thanh khoản. Xác định các thanh đo lường, kiểm soát và dự báo các luồng tiền ra-vào nhằm chủ động trong vấn đề thanh khoản.

Khi nền kinh tế không ổn định như giai đoạn suy thoái hoặc lạm phát tăng cao, các nhà quản lý ngân hàng nên nâng cao năng lực hoạt động và quản trị, vai trò của quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nội bộ để kiểm soát nợ xấu phát sinh, đảm bảo khả năng chi trả, rủi ro thanh khoản và an toàn hệ thống. Khi điều kiện kinh tế xấu đi thì những yếu kém tích tụ thời gian dài trước đây (như bong bóng chứng khoán, bất động sản) dễ xì hơi. Do đó, các biện pháp “vô hiệu hóa” rủi ro trước khi để chúng “bùng nổ” là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79)