NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NHTM, KHẢ NĂNG GIÁM SÁT CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 70)

CƠ QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ CÕN NHIỀU HẠN CHẾ

Rủi ro tín dụng liên quan công tác cấp phát tín dụng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của người quan lý điều hành hoặc nhân viên ngân hàng. Khi rủi ro này vượt mức kiểm soát và số tiền thiệt hại quá lớn, nếu ngân hàng không có đủ nguồn bù đắp thì nguy cơ ngân hàng rơi vào khủng hoảng là điều sẽ xảy ra. Một số nguyên nhân rủi ro tín dụng liên quan đến năng lực quản lý điều hành như việc quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng còn nhiều bất cập, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng xuống cấp, còn lợi dụng chức quyền và tư lợi, cố tình vi phạm pháp luật, chiếm dụng tài sản của ngân hàng và khách hàng với số tiền lớn, điều kiện cấp tín dụng thì chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng nội bộ... Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thất thoát số tiền lớn do một số nguyên nhân sau: cán bộ tín dụng làm trái quy trình quy định nội bộ ngân hàng để tư lợi cá nhân, định giá tài sản cao hơn thực tế do khách quan hoặc có sự thông đồng giữa khách hàng và nhân viên tín dụng, cán bộ thu nợ gốc và lãi của khách hàng nhưng tiêu xài cá nhân không nộp vào ngân hàng.

Ngoài ra, chất lượng và năng lực thanh tra giám sát của thanh tra còn hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng, chưa đồng bộ giữa chính sách và giám sát thực tế, chưa theo kịp sự gia tăng mức độ rủi ro của NHTM. Do đó, còn nhiều kẻ hở để cho các sai phạm, các rủi ro chưa được thanh tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời ngay từ đầu, để khi sự việc đã xảy ra thì mới xử lý, can thiệp mà chưa được phát hiện và xử lý sớm hơn. Qua các vụ án được phát hiện trong lĩnh vực ngân hàng gần đây cho thấy loại rủi ro này đang có chiều hướng gia tăng về số lượng, mức độ thiệt hại tài sản của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, khi mức độ thiệt hại quá lớn và thông tin bị rò rỉ khiến người gởi tiền mất lòng tin dẫn đến việc người dân xếp hàng đổ xô rút tiền đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất thanh khoản, nguy cơ sụp đổ hệ thống. Các nguyên nhân của thực trạng : Một số thanh tra viên chưa có sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ kinh doanh, các quy định nội bộ, trình độ công nghệ luôn đổi mới của các NHTM; Nội dung thanh tra giám sát còn sơ sài và tinh thần trách nhiệm của thanh tra viên

chưa cao dẫn đến việc thanh tra theo kiểm thụ động và giám sát từ xa chưa sâu sát vào hoạt động kinh doanh của NHTM…

Chấn động thị trường tài chính vừa qua là trường hợp của ngân hàng ACB có nguy cơ mất thanh khoản do người dân đổ xô rút tiền khi nghe thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Cuối năm 2012, ông Kiên bị cơ quan điều tra bắt giữ để vì tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng nếu không có sự phát hiện và ngăn chặn kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước. Bằng cách lập ra các công ty con để phát hành trái phiếu bán ngân hàng. Dùng vốn từ trái phiếu để mua cổ phiếu ngân hàng. Dùng cổ phiếu để cầm cố tiếp tục vay vốn ngân hàng. Các công ty của ông Kiên đã tạo ra tiền bằng nhiều vòng quay vốn tín dụng. Ngân hàng là người thiệt hại cuối cùng nếu không thu được các khoản tiền từ việc mua trái phiếu (tín chấp) mà công ty của ông Kiên phát hành trước đó.

Năng lực cơ quan giám sát, dự đoán vĩ mô thị trường tài chính còn nhiều hạn chế, do đó những khó khăn thách thức của nền kinh tế chưa được quan tâm, kiểm soát ngay từ đầu. Ví dụ như việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, gia tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian dài, bong bóng trong tín dụng chứng khoán và bất động sản tất yếu dẫn đến hiện tượng nợ xấu, bất ổn thị trường tài chính, bất ổn kinh tế. Tuy nhiên các bất ổn này chưa được dự đoán và đã không được quan tâm kiểm soát ngay từ đầu. Hay việc cấp phép cho thành lập một loạt các ngân hàng, rồi chi nhánh, phòng giao dịch, công ty con hoạt động lĩnh vực chứng khoán trong thời gian ngắn mà chưa quan tâm đến tác động của nó đến mức cung tiền cho nền kinh tế, năng lực cạnh tranh, sức chịu đựng của nó trước biến động kinh tế hay cú sốc tài chính...

Chuẩn mực kế toán chưa theo kịp chuẩn mực kế toán quốc tế, còn nhiều khe hở để TCTD lợi dụng cố tình hạch toán sai bản chất sản phẩm để qua mặt cơ quan giám sát ngân hàng nhằm che giấu tình hình tài chính. Chẳng hạn để né tránh hạch toán cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản phải chịu tỷ lệ khấu trừ tài sản cao (tài sản có), các TCTD đã hạch toán sang mục cho vay tiêu dùng hay tài sản Có khác. Nếu cơ quan giám sát không kiểm tra thực tế mà chỉ nhìn trên báo cáo thì không dễ để phát hiện ra vấn đề.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn tín dụng của Việt Nam, hệ thống NHTM đang đối mặt với thực trạng nợ xấu ngày một gia tăng, nguy cơ không đủ vốn hoạt động và chống đỡ với quy mô nợ xấu ngày một lớn. Nợ xấu phát sinh do (1) Môi trường kinh doanh thời gian vừa qua có nhiều thay đổi do ảnh hưởng sau đợt suy thoái kinh tế toàn cầu. (2) Nợ xấu của các năm trước để lại. (3) Tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng và bất hợp lý. (4) Cho vay tập trung vào nhóm khách hàng hay đầu tư vào lĩnh vực đầy rủi ro như chứng khoán, bất động sản…Các rủi ro này là nguyên nhân của các bất ổn trong hệ thống ngân hàng: lợi nhuận suy giảm, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thiếu hụt thanh khoản, và thậm chí nhiều ngân hàng buộc phải sáp nhập để tránh phải sự phá sản.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTM VIỆT NAM

3.1.1 Xu hướng mở rộng mạng lưới, quy mô vốn tự có

Thời gian qua, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tại Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng ngành ngân hàng nước ta vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh về cả quy mô và chất lượng hoạt động. Thị phần của khối ngân hàng TMCP tăng nhanh trong thời gian qua cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của khối ngân hàng này trên thị trường. Đặc biệt, có nhiều ngân hàng đã thành lập tập đoàn tài chính với nhiều công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công ty kinh doanh vàng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản… Các tập đoàn tài chính này không chỉ hoạt động trong nước mà đang mở rộng mạng lưới ra nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Điển hình như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có mức vốn tương đương 16 nghìn tỷ đồng, có hơn 400 điểm giao dịch trong cả nước và đã có một ngân hàng con tại Campuchia, một chi nhánh tại Lào. Ngoài ra, ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank), ngân hàng Quân Đội (MB) cũng đang mở rộng mạng lưới sang các thị trường mới nhưng giàu tiềm năng này. Song song đó là sự xâm nhập của các ngân hàng ngoại với thương hiệu mang tầm quốc tế đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Điều này đã tạo nên áp lực cạnh tranh đối với các NHTM trong nước. Thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều yếu kém. Điển hình là vốn tự có thua hẳn ngân hàng trong khu vực và quốc tế. Để đáp ứng các yêu cầu trên, NHTM trong nước phải tập trung hơn vào việc nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng quy mô vốn song song với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng vốn tự có để ngân hàng đầu tư mở rộng mạng lưới, để phát triển sản mới mới, để mua máy móc thiết bị công nghệ. Tăng vốn để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng vốn tự có để tăng mức đảm

bảo rủi ro cho bản thân ngân hàng và cho người gởi tiền. Việc làm này nhằm tăng năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn hệ thống và cũng là xu hướng tất yếu trong thời gian tới

3.1.2 NHNN tăng cường công tác thanh tra giám sát

Cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng tại Mỹ kéo theo các cú sốc kinh tế toàn cầu đã khiến các ngân hàng trong nước cẩn trọng hơn trong các hoạt động trong đó có vấn đề củng cố vốn tự có. Tuy vậy vẫn còn nhiều NHTM chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN như cố tình vi phạm các giới hạn an toàn, lợi dụng sở hữu chéo để lách luật vay vốn, góp vốn sai quy định….Hiện nay và thời gian tới NHNN sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn quy mô vốn tự có, hoàn thiện hơn các các văn bản pháp luật để tạo khung pháp lý vững chắt, thắt chặt hơn các hoạt động thanh tra giám sát đối với NHTM. Tất cả các hoạt động này nhằm lập lại kỷ cương trong hoạt động ngân hàng, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có hệ thống trong trường hợp một ngân hàng nào đó phải lâm vào tình trạng mất thanh khoản và đỗ vỡ do thiếu hụt vốn tự có và quy phạm các giới hạn an toàn.

3.1.3 Xu hướng mua bán và sáp nhập ngân hàng

Việt Nam có quá nhiều ngân hàng, chiếm đại đa số các NHTM cổ phần ở

nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ. Một số ngân hàng nhỏ không đủ vốn hoạt động và đang đuối sức trong cuộc chạy đua với các ngân hàng khác trong hệ thống và với các ngân hàng nước ngoài có năng lực quản trị, công nghệ tốt hơn. Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012 cũng đã khuyến khích việc mua bán sáp nhập ngân hàng. Nhu cầu hợp tác, mượn sức giữa các ngân hàng nhỏ đang trở thành xu hướng hiện nay và trong thời gian tới. Các ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn để được hỗ trợ về vốn, công nghệ, uy tín thương hiệu vượt qua khó khăn. Ngân hàng lớn cũng muốn thâu tóm ngân hàng nhỏ có tiềm năng để tham gia nhiều hơn vào thị trường tài chính. Sáp nhập còn là con đường để ngân hàng đang suy kiệt tránh phải nguy cơ đóng cửa hay phá sản.

3.1.4 Kéo giảm nợ xấu

Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Hiện nay, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của nền kinh tế và tổng dư nợ một ngân hàng. Các NHTM đang ráo riết xử lý các khoản nợ xấu tồn động từ nhiều năm trước và cố gắng kiềm hãm nợ xấu phát sinh mới đang gia tăng từng ngày. Đối với NHTM, việc làm này giúp NHTM khơi thông vốn để mở rộng thêm tín dụng nhằm gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, NHTM tránh các biện pháp chế tài từ NHNN (như không thể mở thêm mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, không được tăng trưởng tín dụng...) khi để tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức quy định. Chính phủ và NHNN cũng đang triển khai đồng loạt các đề án, biện pháp nhằm xử lý vấn đề nợ xấu của NHTM, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Các đề án quan trọng đang tích cực được triển khai thực hiện là Đề án xử lý nợ xấu của TCTD, đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam…

3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM

3.2.1 Các giải pháp đối với các NHTM

3.2.1.1 Giải pháp kéo giảm nợ xấu

Các chuyên gia kinh tế ví vốn tín dụng như dòng máu chảy đến các bộ phận nuôi cơ thể là nền kinh tế, còn nợ xấu là cục máu đông xuất hiện ngăn dòng chảy này. Hiện cục máu đã phình to và gây tắc nghẽn khiến nền kinh tế ngày càng xanh xao. Do đó, xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách hiện nay của các NHTM nhằm khơi thông nguồn vốn lưu động từ các tài sản đóng băng, tạo thanh khoản cho ngân hàng. Xử lý nợ xấu để tạo điều kiện ngân hàng mở rộng giải ngân vốn tín dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô.

Các ngân hàng cần có biện pháp xử lý ngay các khoản nợ xấu còn tồn đọng, ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới phát sinh để giảm tỷ trọng nợ xấu trong dư nợ. Qua đó giảm chi phí do quản lý nợ xấu trong đó có chi phí trích lập dự phòng rủi ro để tăng hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với quy mô vốn và năng lực quản trị. Tập trung vào phát triển chất lượng thay cho số lượng và tăng trưởng tín dụng nóng như thời gian qua. Ưu tiên

phát triển các danh mục cho vay được xem là có tiềm năng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên phát triển của chính phủ trong từng thời kỳ như nông nghiệp, thủy sản, tài trợ mặt hàng xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với những danh mục cho vay được coi là gây rủi ro đáng kể, nguồn gốc tạo ra các khoản vay có vấn đề như vay đầu cơ chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản… Cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng trong thời gian qua phần nhiều là dựa vào tài sản thế chấp mà không dựa vào nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng. Các ngân hàng cần hạn chế điểm yếu này bằng cách yêu cầu khách hàng chuyển nguồn thu nhập qua ngân hàng để theo dõi thu hồi nợ, thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay bất động sản để ngân hàng có cơ sở giám sát, điều chỉnh hoạt động cho vay kịp thời. Mặc khác, nguồn vốn cho vay vào kinh doanh bất động sản chủ yếu là trên một năm. Do đó, để hạn chế rủi ro thiếu hụt thanh khoản vì chênh lệch kỳ hạn, các ngân hàng cần có kế hoạch ưu tiên huy động nguồn vốn trung dài hạn như trả lãi suất huy động cao hơn lãi suất ngắn hạn. Như vậy sẽ khuyến khích người dân gởi lâu dài và nguồn vốn sẽ ổn định hơn để đáp ứng cho các khoản dư nợ bất động sản.

Giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi và các khoản phí tín dụng nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng hiện đại, ngoài tín dụng thì các sản phẩm dịch vụ khác cũng mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ mới có nhiều tiềm năng như dịch vụ quản lý giữ hộ tài sản, cho thuê ngăn tủ sắt, các dịch vụ trọn gói cho khách hàng cao cấp. Đây là nguồn thu được các ngân hàng đánh giá là mang tính ổn định cao và ít rủi ro. Ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm mới kết hợp giữa sản phẩm tín dụng với dịch vụ tư vấn quản trị tài chính, tư vấn chiến lược kinh doanh và kết hợp sản phẩm bảo hiểm. Việc tư vấn cho khách hàng giúp cả ngân hàng và khách hàng phát hiện sớm các vấn đề rủi ro khi cấp phát tín dụng, giúp ngân hàng thu thêm một khoản chi phí và gắn kết mối quan hệ giữa hai bên.

Sản phẩm tín dụng gắn kết bảo hiểm (bảo hiểm tiền vay nếu người vay tiền bị mất, bảo hiểm cháy nổ tài sản đảm bảo..) giúp ngân hàng chuyển rủi ro cho công ty bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 70)