- Phương pháp tuyển dụng: Công ty áp dụng phương pháp xét điểm tuyển dụng khi có số người tham gia dự tuyển lớn hơn số lượng lao động
3.2.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2015.
3.2.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững trong thời gian dài, đảm bảo an toàn lao động, nâng cao và cải thiện đời sống người lao động, tạo đà tăng trưởng cao hơn ở giai đoạn sau năm 2015.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường các biện pháp quản trị chi phí và huy động vốn.
- Ưu tiên tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội (trợ cấp cho người lao động và gia đình họ khi gặp khó khăn...)
- Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2.1.2. Những mục tiêu chiến lược chủ yếu giai đoạn kế tiếp
Thực trạng sản xuất - kinh doanh của Công ty đang đứng trước vận hội mới, thời cơ mới, đan xen những thách thức trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; làm thế nào để khai thác được các tiềm năng và lợi thế của Công ty nhằm thúc đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững là mục tiêu mà Công ty đưa ra trong thời gian tới.
- Tăng trưởng kinh tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển, khai thác, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, nâng cao đào tạo nguồn nhân lực; tạo thêm nhiều việc làm, giảm các tệ nạn xã hội; giữ vững an ninh chính trị, tăng cường trật tự xã hội;
- Kết hợp hài hoà đồng bộ giữa ba mặt của sự phát triển (kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường) hướng tới phát triển bền vững; nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đơn vị trong Công ty để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.
3.2.1.3. Quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2015.
Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015
(Nguồn: Hoạch định chiến lược Công ty giai đoạn 2010 - 2015)
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM
Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dự kiến: Giá trị TSL Tỉ đ 387 425 465 520 580 640 + SP đúc Tấn 3.000 3.360 3.840 4.500 4.700 5.300 + SP rèn Tấn 6.360 6.660 7.320 8.600 8.900 9.300 + SP khác Tấn 1.200 1.800 2.300 2.800 3.200 3.400 + Thép thỏi Tấn 10.000 8.000 5.000 0 0 0 Dự kiến: Doanh thu Tỉ đ 391 430 470 525 575 635 */ Cơ sở dự báo:
Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, giá trị tổng sản lượng và doanh thu dự kiến tăng đều hàng năm, bởi vì đặc thù của Công ty là chuyên về gia công cơ khí, đa dạng và có uy tín về chất lượng sản phẩm, thế mạnh là các sản phẩm về phôi đúc, phôi rèn. Sản phẩm của Disoco tiêu thụ phần lớn, mang lại doanh thu cao cũng là từ sản phẩm phôi đúc, phôi rèn và thép thỏi. Hầu hết các công đoạn sản xuất đã đầy tải. Từ năm 2011, Disoco sẽ đầu tư thêm các thiết bị và dây chuyền sản xuất đúc, rèn, gia công cơ khí, đó cũng là một trong những nguyên nhân đẩy công suất khai thác tăng dần qua các năm (nhưng vẫn phụ thuộc nhu cầu thị trường trước khi khai thác hết công suất). Từ năm 2013, Disoco sẽ dừng sản xuất thép thỏi, vì quy mô sản xuất không thể cạnh tranh được với các Công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thép; không thể cạnh tranh được với thép Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp; dây chuyền sản xuất thép thỏi cũng hết thời gian khai thác nếu không đầu tư cải tiến, sửa chữa sẽ dẫn đến sản xuất không an toàn cho người lao động; nếu cố đầu tư vào dây chuyền sản xuất thép thỏi dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ và làm sụt giảm doanh thu.
*/ Các giải pháp để thực hiện những dự báo trên:
Sau khi xem xét tiềm năng (về lao động, vốn…), thực tế phát triển của Công ty, định hướng phát triển của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp và địa phương, khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, cân nhắc điều kiện vốn đầu tư, Disoco cần chú trọng các khâu có tính đột phá để bứt lên, tìm cho được các trọng điểm đầu tư cho đúng mục tiêu.
1- Tăng cường đầu tư:
- Đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Tiến hành thanh lý các dây chuyền sản xuất và băng tải từ những thập niên 80 không con phù hợp với mẫu mã sản phẩm theo đơn đặt hàng. Đầu tư sửa chữa, cải tiến và nhập mới một số dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại giảm lao động thủ công, đảm
bảo độ an toàn cao trong lao động. Nguồn vốn đầu tư từ công ty mẹ, vay thương mại và từ quỹ khấu hao tài sản cố định.
- Mở rộng các diện sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm: Công ty cần tìm hiểu thị trường và mở rộng bạn hàng; nghiên cứu dự báo, tiềm năng sản xuất kinh doanh của một số khách hàng tiềm năng; định hướng đúng cho phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng giai đoạn. Phát huy được các lợi thế của Công ty để tạo ra những sản phẩm vượt trội mang đặc thù của doanh nghiệp (các sản phẩm sử dụng phôi đúc, phôi rèn); đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao không chỉ cho ngắn hạn mà cả dài hạn, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động và bảo vệ môi trường.
2- Tăng cường nguồn thu, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của Công ty Disoco.
- Đa dạng hoá nguồn thu (sản xuất chính, sản xuất phụ, hoạt động tài chính...), thu hút đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, tranh thủ sự đầu tư của Công ty mẹ và vay thương mại đúng thời điểm…
- Sử dụng tiết kiệm vốn đầu tư, tăng chi đầu tư cho phát triển sản xuất. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình mới; tổ chức việc quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khai thác tốt nguồn vốn. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, coi trọng việc giám sát đánh giá hiệu quả đầu tư.
3- Nâng cao năng lực cạnh tranh (Hoạt động Marketing)
Để có thể cạnh tranh thắng lợi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới cần thực hiện các giải pháp:
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá qua các biện pháp tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị nội bộ.
- Mở rộng quan hệ quốc tế, xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thông tin dự báo thị trường và các hoạt động kinh tế đối ngoại. Mở rộng và duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm với các Công ty nước ngoài (chủ yếu là sản xuất phôi trục khuỷu, hộp số cho các công ty Honđa, Hàn Quốc, Đài Loan; các linh kiện phụ tùng cho các công ty sản xuất ô tô của Mĩ và Nhật Bản...) để thu ngoại tệ.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của Công ty theo hướng hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng xu hướng hội nhập; chú trọng và nâng cao chính sách chăm sóc khách hàng; xây dựng mạng số hoá đa dịch vụ, đa phương thức tạo cơ sở cho doanh nghiệp hoá thông tin và nâng cao uy tín doanh nghiệp.
4- Phát triển văn hoá doanh nghiệp:
Phát triển văn hoá doanh nghiệp đồng bộ với tăng trưởng kinh tế nhằm hướng tới phát triển bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục tìm biện pháp nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người lao động: Gia đình CNVC có hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị tai nạn trong khi lao động sản xuất, bị mắc bệnh hiểm nghèo...bằng nguồn quỹ văn hoá xã hội do người lao động đóng góp, quỹ công đoàn.