Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 28)

Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững mặc dù đây là một đất nước được xếp vào diện khan hiếm tài nguyên trên thế giới. Điều đó đặt ra câu hỏi đối với tất cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới? Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thế giới đã tập trung vào vấn đề này và đưa ra kết luận: Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào sự kết hợp khéo léo giữa sắc thái văn hoá dân tộc vào quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để tạo nên một mối quan hệ đặc thù trong các doanh nghiệp của Nhật Bản. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta đi sâu vào nghiên cứu một số kinh nghiệm đặc trưng trong quản lý nguồn nhân lực của Nhật Bản.

Quản lý nguồn nhân lực trong công ty của Nhật Bản được thể hiện như một kiểu quan hệ nội bộ mang đậm những dấu ấn truyền thống Nhật Bản. Đặc trưng nổi bật của phương thức quản lý nguồn nhân lực của Nhật Bản thể hiện ở phong cách theo nhân văn: Mọi sự quan tâm của công ty đều tập trung vào nhân tố con người, qua đó hướng tới những mục tiêu kinh doanh của công ty. Sự quan tâm này tạo ra ở các thành viên của công ty xuất phát từ tình cảm gắn bó với công ty, sự chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí lệ thuộc rất nhiều vào công ty. Từ đó làm nảy sinh tâm lý hướng về công ty, làm việc hết mình với sự thành công của công ty.

Về tuyển dụng: Hàng năm các công ty của Nhật Bản thường có đợt tuyển dụng nhân viên mới vào dịp kết thúc năm học của các trường phổ thông và đại học. Để phục vụ cho việc tuyển người được chính xác, các công ty thường dựa vào một số phương châm cơ bản sau:

* Chỉ tuyển vào đội ngũ công ty những người có đầu óc linh hoạt, nhạy bén và nhanh nhẹn. Đây là một yêu cầu cần thiết đối với tất cả các tầng lớp lao động trong thời đại hiện nay.

* Người được tuyển phải biết làm việc, cộng tác với mọi người trên tinh thần đồng đội: Người Nhật cho rằng một trong các nhân tố được mọi người xung quanh hài lòng và công nhận. Cơ sở của họ là triết lý “Sức mạnh của công ty không phải là những cá nhân xuất sắc, mà nhờ công ty có được những cá nhân đồng đều biết hợp tác với nhau”.

* Phương thức tuyển dụng: Căn cứ trên những phân tích về nhu cầu nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh, công ty lên kế hoạch và triển khai tuyển dụng nhân viên mới.

Thông thường, triết lý tuyển dụng đặc trưng ở các công ty Nhật Bản là tuyển dụng lao động làm việc suốt đời. Nhưng cũng có một số Công ty lại có những nét tuyển dụng đặc thù theo phong cách riêng của Công ty mình. Chẳng hạn như công ty SONY quan niệm rằng: “Trong tuyển dụng nhân viên, các công ty lớn thường đòi hỏi những người tốt nghiệp các trường nổi tiếng. Công ty SONY không bao giờ hỏi người đi xin việc tốt nghiệp trường đại học nào... mà họ tuyển dụng qua trắc nghiệm, phỏng vấn. Công ty thường chọn những người nhiệt tình có cá tính. Song không muốn tiêu chuẩn hoá con người mà cần những người sáng tạo”. Cần nói thêm rằng phương pháp tuyển dụng qua trắc nghiệm, phỏng vấn của SONY hiện nay đang là kỹ thuật hiện đại mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang ứng dụng. Còn ở Công ty Toyota- một trong những công ty sản xuất ô tô đứng đầu Nhật Bản đã thực

hiện việc thông báo tuyển dụng một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cố gắng thu hút nhiều người tham gia tuy có tốn kém nhưng chất lượng lao động tuyển dụng lại đạt được kết quả cao.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Trong công ty các công ty của

Nhật Bản, tất cả các nhân viên mới được tuyển dụng (cho dù nhân viên đã có bất cứ chuyên môn gì ) đều phải qua quá trình đào tạo của công ty, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn đào tạo tổng quát và giai đoạn đào tạo chuyên môn.

+ Giai đoạn đào tạo tổng quát: Thời gian kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Giai đoạn đào tạo này nhằm ba mục tiêu:

• Tác phong hóa : Xây dựng cho nhân viên tác phong làm việc, sinh hoạt, xử thế theo phong cách chung của hãng, hiểu người và việc trong Công ty để biết cách tác nghiệp trong công tác.

• Thực tế hóa : Nhằm rèn luyện tính thực tế cho nhân viên.

• Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác làm việc trong tập thể.

+ Giai đoạn đào tạo chuyên môn: Kéo dài trong suốt thời gian người nhân viên làm việc cho hãng. Hàng năm, các Công ty đều tổ chức huấn luyện về chất lượng cho nhân viên làm việc cho hãng nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty.

Các công ty Nhật Bản hết sức chú ý trong việc bố trí, sử dụng, trả lương,

khen thưởng để sao cho mỗi cán bộ, nhân viên của họ có đủ điều kiện thuận lợi cống hiến hết khả năng cho Công ty. Đồng thời, bằng nhiều hình thức động viên, khuyến khích ràng buộc người nhân viên không ngừng nâng cao khả năng nghề nghiệp, ra sức tiết kiệm trong sản xuất, phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, trung thành với Công ty.

Hệ thống các biện pháp của họ gồm: - Chế độ thu dụng suốt đời.

- Chế độ trả lương, thăng chức theo thâm niên công tác và các loại thưởng.

- Sự thỏa thuận giữa công nhân với chủ và tỷ lệ phân phối thu nhập của công ty.

- Đối nhân xử thế và sử dụng con người trong công ty.

- Hoạt động của các nhóm không chính thức của công ty và chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt tại nhà.

- Áp dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến để đánh giá những cán bộ có năng lực.

Có thể lấy ví dụ minh họa ở tập đoàn Mitsubishi – một trong những tập đoàn lớn nhất của công nghệ Nhật Bản với doanh số 500 tỷ USD/ năm. Việc trở thành một “ông trùm” ở Nhật Bản là một cuộc đua maratông của bất cứ một cán bộ có năng lực nào. Thật vậy, mỗi nhân viên Mitsubishi đều có quyền lợi nuôi hy vọng bước lên đài danh vọng cao nhất trong tập đoàn. Theo nguyên tắc thoả thuận chung, bắt buộc người cán bộ dù có bằng cấp hay làm việc giống như các nhân viên bình thường khác. Họ được kiểm soát và đánh giá năng lực qua hệ thống Ringi. Khi người nhân viên có một sáng kiến làm lợi cho công ty, ngay lập tức hệ thống Ringi sẽ ghi nhận và chuyển đến cấp thẩm quyền. Cho đến lúc này tên tuổi nhân viên đó mới được tiết lộ và được xếp vào danh sách “hạt nhân” của hãng và khi đã lên được bậc cao nhất, anh cũng không được quyền ngủ quên trên quyền uy của mình.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản nhận thức, đánh giá rất cao vai trò của nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh nên họ tìm biện pháp để tạo cho đội ngũ lao động có tâm lý gắn bó với công ty, hết lòng hết sức làm việc và cống hiến cho Công ty. Đây là kinh nghiệm chính của Nhật Bản trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w