Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 32)

Disoco (Diesel Sông Công) là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với nhiệm vụ chính là thiết kế mẫu và chế tạo linh kiện, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là: Động cơ và phụ tùng động cơ, hộp số thủy, hộp giảm tốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sản phẩm đúc và rèn chất lượng cao, thép thỏi.

Disoco tiền thân là Nhà máy Diesel Sông Công, được thành lập ngày 25/4/1980, trực thuộc Bộ Cơ khí & Luyện kim (nay là Bộ Công Thương).

Năm 1987, quá trình xây dựng nhà máy được hoàn thành cơ bản, bắt đầu đi vào sản xuất từng công đoạn. Công suất thiết kế của nhà máy là 2.100 động cơ D50L (55 mã lực) và hàng nghìn tấn linh kiện, phụ tùng khác.

Năm 1988, lô sản phẩm đầu tiên 500 động cơ D50L của nhà máy được sản xuất, phục vụ cho nhu cầu cơ giới hoá nông nghiệp (linh kiện của máy kéo 4 bánh).

Ngày 12/5/1990, khi Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) được thành lập thì Disoco trở thành thành viên của VEAM và là một đơn vị hạch toán độc lập.

Từ 1993, Disoco đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai sản xuất hàng loạt các loại động cơ diesel nhỏ (từ 6 đến 13 mã lực), động cơ xăng (8 mã lực), đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ngày 20/2/1995, Nhà máy Diesel Sông Công được đổi tên và hoạt động dưới tên Công ty Disoco (Diesel Sông Công) là công ty 100% vốn nhà nước.

Ngày 1/12/2004, Công ty được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công (Disoco), hoạt động theo khuôn khổ của Luật doanh nghiệp. Do được đầu tư xây dựng trong những năm đầu của thập kỉ 80 nên Disoco đã sở hữu những dây chuyền công nghệ sản xuất điển hình, khá hiện đại trong ngành chế tạo máy của Việt Nam, bao gồm các công đoạn sản xuất công nghệ đúc, rèn, gia công cơ khí, lắp ráp...

Disoco có trụ sở chính tại thị xã Sông Công nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đơn vị hành chính mới ra đời vào năm 1985. Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tại thời điểm thành lập Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức nên mặc dù không xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên yếu kém và xuống cấp (nhất là hệ thống giao thông vận tải) đã ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh so với các địa phương khác.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w