Đánh giá kết quả, tồn tại và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực của Công ty Disoco.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 71)

- Phương pháp tuyển dụng: Công ty áp dụng phương pháp xét điểm tuyển dụng khi có số người tham gia dự tuyển lớn hơn số lượng lao động

2.2.4. Đánh giá kết quả, tồn tại và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực của Công ty Disoco.

nhân lực của Công ty Disoco.

2.2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua phân tích về thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Disoco ta có thể đánh giá tổng quát như sau:

- Công ty Disoco đã chủ động ban hành có hệ thống các văn bản, quy chế, nội quy về quản lý nhân lực, bao quát hầu hết các vấn đề và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực, đó là các văn bản: Quy chế tuyển dụng lao động; Quy chế đào tạo; Nội quy lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế trả lương. Có thể khẳng định hệ thống các văn bản về quản lý nhân lực đã ban hành đều có tác động tích cực đến vấn đề phát triển chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

- Nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua đã không ngừng được nâng cao về mặt chất lượng. Công ty đã chú trọng tới việc đào tạo và đào tạo lại về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dưới nhiều hình thức đối với người lao động, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao, đã tạo ra những tác động tích cực đến sản xuất và đời sống người lao động.

- Văn hoá doanh nghiệp cũng là nội dung được Công ty hết sức quan tâm, tạo dựng bước đầu tác phong công nghiệp cho người lao động. Công ty còn áp dụng phương pháp quản lý của Nhật Bản theo Kaizen và 5S (Có kèm nội dung ở Phụ lục). Qua đào tạo, từng bước nâng cao trình độ và ý thức pháp luật cho người lao động, xu hướng đó phù hợp với yêu cầu của cơ chế điều hành mới, nâng cao tinh thần đoàn kết, “ kỷ luật và đồng tâm”, giúp nhau để hoàn thiện nhân cách người thợ.

- Nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó công ty có những đầu tư thích đáng cho công tác nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của công ty. Điều đó đã tác động trực tiếp đến nhận thức người lao động, giúp họ hiểu được vai trò và trách nhiệm đối với công việc, tích cực lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, ổn định đời sống, trên cơ sở đó có điều kiện nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề.

2.2.4.2. Những tồn tại

Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu thực tiễn nhất là yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chất lượng nguồn nhân lực của Công ty còn chưa đáp ứng được trên nhiều phương diện. Đó là chủ đề mang tính chiến lược mà công ty cần nghiên cứu và giải quyết.

- Về mặt nhận thức: Công ty vẫn chưa lường hết những khó khăn của vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vì vậy, trong xây dựng kế hoạch nhân lực mới chỉ xác định việc hoàn thành kế hoạch nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian ngắn (thường là một năm), chưa có quy hoạch và tầm nhìn chiến lược về nguồn nhân lực.

Từ nhiều năm nay, vấn đề xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của công ty chưa được đề cập đến vì phải giải quyết hậu quả của dư thừa nhân lực của cơ chế kinh tế cũ, sau khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế mới, đáp ứng nhu cầu công nghệ mới Công ty phải xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của Công ty vào phục vụ sản xuất nên dẫn đến tình trạng tuổi đời trung bình của người lao động tương đối cao. Sau 5 năm, sẽ khó bố trí lao động vì không đủ sức khỏe để thực hiện đúng ngành nghề được đào tạo.

- Các chính sách thu hút nhân lực chưa đủ sức hấp dẫn người tài, những người có trình độ cao và khó giữ chân người lao động. Các chính sách mới chỉ đề cập đến vấn đề khuyến khích người tài bằng việc ưu tiên trong tuyển dụng, chưa quan tâm nhiều đến yếu tố vật chất, tinh thần, quan niệm giá trị của người lao động, điều kiện công tác phát huy được trí lực và tâm lực.

- Công ty Disoco hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện môi trường nặng nhọc, độc hại nhưng thu nhập bình quân của người lao động còn thấp; mới chỉ dừng lại ở đáp ứng giải quyết việc làm, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác còn thấp.

- Trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên làm công tác nhân lực, xây dựng chiến lược kinh doanh còn nhiều hạn chế cả về trình độ và kinh nghiệm thực tế. Công tác xây dựng chiến lược nhân lực từ nhiều năm nay chưa được đê cập đến, chỉ mới tập trung ở việc xây dựng kế hoạch theo từng năm.

Xuất phát từ những tồn tại đòi hỏi Công ty phải có sự phân tích, đánh giá tính phù hợp của công tác nhân lực đối với yêu cầu thực tiễn và đặc điểm kinh tế – xã hội của công ty và thực thi các giải pháp cho công tác phát triển nguồn nhân lực.

2.2.4.3. Về thách thức đối với Công ty

- Cần phải cải tiến và đầu tư thay đổi công nghệ ở một số thiết bị được trang bị từ thập niên 80; Khả năng đảm bảo vốn tự đầu tư hạn hẹp; Thiếu cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn có trình độ và tài năng ở các lĩnh vực quản lý, thích ứng với cơ chế thị trường;

- Mức độ cạnh tranh trong môi trường nội bộ ngành sẽ ngày càng gay gắt hơn, chất lượng sản phẩm của công ty chưa được đánh giá cao do ảnh hưởng của thương hiệu doanh nghiệp trong sản xuất một số sản phẩm không chuyên dụng (đúc thép thỏi). Đổng thời, sản phẩm của Công ty phải chịu ảnh hưởng

của cạnh tranh sản phẩm Trung quốc ( giá rẻ, chất lượng thấp, vòng đời sản phẩm ngắn).

- Lực lượng lao động lớn (>1000 người), vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao và ổn định thu nhập cho người lao động sẽ ngày càng khó khăn hơn trước tình thế ngày càng thu hẹp sản xuất và sản xuất theo mẫu mã của đơn đặt hàng.

- Hiện nay, tuổi trung bình của công nhân trực tiếp sản xuất tương đối cao ( độ tuổi trên 40 chiếm gần 70% nhân lực toàn công ty), trong thời gian tới (khoảng 5 năm) sẽ là một khó khăn lớn đối với Công ty trong việc bố trí, sắp xếp lao động và giải quyết lao động dôi dư, vì người lao động ở độ tuổi cao (nhất là lao động nữ) sẽ không đảm bảo sức khỏe làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại.

- Bên cạnh đó cũng cần tính đến sự biến động của thị trường trong nước và thế giới, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thiểu phát…tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty disoco (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w