- Xí nghiệp chưa chú trọng nghiên cứu ý kiến và phản hồi của thị trường về bao bì của Jana trong các nghiên cứu của mình, đồng thời cũng chưa đầu tư thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm cho độc đáo và gây ấn tượng mạnh hơn, chưa nhấn mạnh nhiều về thông điệp truyền thông của sản phẩm.
- Do đội ngũ nhân viên không có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực marketing và việc phân bổ nhân lực chưa đảm bảo phù hợp và tối ưu nhất vì Xí nghiệp chưa có Phòng marketing riêng mà mọi hoạt động kinh doanh và marketing đều do phòng Kinh doanh hiện tại phụ trách nên các hoạt động marketing còn chưa hoàn toàn chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao như hoạt động nghiên cứu và dự báo, hoạt động xúc tiến hỗn hợp,...
- Do đội ngũ bán hàng ban đầu của nước giặt Jana chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm bán sản phẩm tiêu dùng – là một mặt hàng có nhiều cạnh tranh và dễ
42
dàng bị thay thế bởi thương hiệu khác chứ không như sản phẩm xăng dầu Xí nghiệp đã kinh doanh trước đó. Xí nghiệp cũng chưa tập trung đào tạo đội ngũ bán hàng một cách chuyên sâu và bài bản nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng cũng như quá trình thu thập thông tin thị trường từ kênh nhân viên được kết quả cao.
- Việc mở rộng và nâng cấp hệ thống kênh phân phối còn chưa toàn diện do nguồn lực chưa đủ cũng như chiến lược kênh phân phối chưa rõ ràng và có định hướng tầm nhìn lâu dài.
Kết luận chƣơng 2:
Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm nước giặt Jana trong một năm qua, có thể thấy rằng hiện nay Xí nghiệp đang phấn đấu để thương hiệu Jana có chỗ đứng cao trong thị trường và tạo cho người tiêu dùng thói quen “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Tuy chỉ mới ở giai đoạn đầu gia nhập nhưng Xí nghiệp đã cố gắng đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn một số vướng mắc trong công tác lập chiến lược cũng như thực hiện chiến lược về xúc tiến hỗn hợp, kênh phân phối và định vị cần được cải thiện.
CHƢƠNG 3.
HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM NƢỚC GIẶT JANA CỦA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU QUẢNG NINH