Hoàn thiện bộ máy thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 114)

Để việc quy hoạch phát triển kinh tế trở thành hiện thực, phải coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Làm tốt công tác tƣ tƣởng trong Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của việc xây dựng quy hoạch và việc tổ chức thực hiện những nội dung quy hoạch đề ra. Để có đƣợc một đô thị mới và nông thôn mới văn minh, hiện đại phải thực hiện theo quy hoạch là đem quyền lợi trực tiếp cho dân cƣ trên địa bàn huyện.

- Cần quán triệt trong các cấp ủy đảng về mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Những chỉ tiêu lớn, các mục tiêu đƣợc xây dựng trong quy hoạch đã đƣợc cân nhắc thận trọng sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Do vậy, khi triển khai quy hoạch và các kế hoạch hành động hàng năm cần thận trọng khi thực hiện những công việc cụ thể có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng đã đƣợc xây dựng trong quy hoạch.

- Quán triệt trƣớc hết từ các cấp ủy đảng về trách nhiệm lãnh đạo của các Đảng bộ xã đối với mọi hoạt động kinh tế. Trách nhiệm của ngƣời đảng viên và các cấp ủy là không chỉ thụ động chờ đƣợc thông tin, mà quan trọng hơn nếu thấy cần thiết, sẽ đề nghị đƣợc thông tin về các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ đó để làm tốt công tác tƣ tƣởng từ trong Đảng đến quần chúng về triển khai các dự án cụ thể. Đảng viên thông suốt về tƣ tƣởng thì mới có thể làm tốt công tác tƣ tƣởng đối với quần chúng.

- Dân cƣ trên địa bàn huyện sẽ chịu sự tác động của mọi dự án phát triển kinh tế - xã hội, kể cả những tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực. Do vậy, không nên phân biệt và từ đó dẫn đến bàng quan đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của trung ƣơng, của tỉnh triển khai trên địa bàn huyện. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần có trách nhiệm giám sát, đóng góp để từng dự án triển khai trên địa bàn phát huy tác động tích cực về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, giảm thiểu những tác động xấu.

* Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính trên địa bàn huyện

- Về quản lý thực hiện quy hoạch tổng thể: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và các quy hoạch khác, huyện phải chuyển cho mỗi xã, thị trấn 01 bộ tài liệu về các quy hoạch. Đồng thời, yêu cầu các xã chủ động đề xuất nhu cầu và giới thiệu trên

106

địa bàn xã để bố trí đất cho mục đích công cộng, nhƣ nhà văn hóa, trƣờng học, trạm y tế, điểm vui chơi công cộng, địa điểm bố trí các chợ nhỏ trên địa bàn xã… Huyện sẽ xem xét các đề xuất của các xã, thị trấn nếu những đề xuất đó phù hợp với quy hoạch, sẽ quyết định cho thực hiện.

Cùng với các quy hoạch chi tiết sử dụng đất và giao thông, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh tổ chức cắm mốc giới đƣờng giao thông, các khu đất công cộng và giao cho các xã có trách nhiệm quản lý trực tiếp mốc giới của các đoạn quản lý giao thông từ trung tâm huyện đi đến xã theo địa giới hành chính, quản lý công trình.

Để quy hoạch tổng thể trên địa bàn huyện đƣợc hiện thực hóa, có tính khả thi cao do ngày càng có nhiều dự án không thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện, nhƣng huyện lại có trách nhiệm xử lý những tác động về xã hội và môi trƣờng của từng dự án, do vậy khi phê duyệt các dự án trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, cần đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch này.

- Về cải cách hành chính: Tạo ra bƣớc chuyển biến mới về chất trong cải cách hành chính. Về tổ chức các đơn vị hành chính, huyện sẽ tuân thủ theo quy định chung của tỉnh Hà Giang. Nội dung cải cách hành chính cần tập trung xử lý là cải tiến các thủ tục và trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Những cải tiến đó cần hƣớng tới mục tiêu vừa để làm lành mạnh hóa các hoạt động hành chính, vừa tạo điều kiện để thu hút các nguồn ngoại lực, vừa để phát huy tốt nguồn nội lực cho phát triển kinh tế. Kiểm tra xử lý kịp thời những vi phạm hành chính trên địa bàn huyện.

- Công tác nắm thông tin phục vụ quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội: Để có thể điều hành nền kinh tế phát triển theo định hƣớng nêu trên, điều kiện có tính quyết định là huyện phải nắm đƣợc các thông tin kinh tế cơ bản. Trong khi cơ chế sản xuất và cung cấp thông tin kinh tế của nƣớc ta còn nhiều bất cập, huyện sẽ tìm phƣơng thức thích hợp để có đƣợc thông tin một cách hệ thống. Đồng thời, huyện cần khẩn trƣơng nối mạng hệ thống máy vi tính để chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin giữa các phòng ban cấp huyện với các xã, thị trấn. Thành lập Trung tâm quản lý cổng thông tin điện tử cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND - UBND huyện quản lý.

107

* Hoàn thiện tổ chức bộ máy:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phối hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch theo mô hình quản lý kết hợp hợp lý giữa quản lý theo chức năng với quản lý theo đối tƣợng; Cụ thể: Tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tƣợng.

* Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quy hoạch:

Xây dựng lực lƣợng cán bộ quy hoạch có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu, chuyên nghiệp, liêm chính. Việc kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ công chức thuế đƣợc tăng cƣờng

Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụng biện pháp tuyển dụng phù hợp

- Triển khai tổ chức tuyển dụng hàng năm nhằm kịp thời bổ sung biên chế, đảm bảo nguồn nhân lực quy hoạch kinh tế các cấp.

- Phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo, theo vị trí việc làm, đối với cấp huyện yêu cầu chỉ tiêu tuyển dụng phải có trình độ đại học; nâng dần về điều kiện ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng với công việc.

- Đối với cấp xã cũng dần hoàn thiện bố trí tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đại học nhƣ cấp huyện, đồng thời đẩy mạnh công tác tinh giảm biên chế, cho thôi việc đối với những cán bộ trình độ, năng lực yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm…

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ.

- Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ quy hoạch, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ nhƣ đào tạo kiến thức cơ bản về quy hoạch cho cán bộ mới vào ngành, bồi dƣỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để cán bộ thực hiện công tác đƣợc phân công; bồi dƣỡng chuyên sâu, chuyên

108

ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề trong thực tiễn; đào tạo, bồi dƣỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn chung kiến thức quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hoá công sở và đạo đức cho cán bộ quy hoạch; bên cạnh đó kết hợp với tổ chức các khoá đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng chuyên sâu về kỹ năng quản lý đối với cán bộ lãnh đạo.

Đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ quy hoạch hàng năm

Đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc; nghiên cứu xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thƣởng trong ngành theo hƣớng gắn kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, mức độ tín nhiệm với lựa chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, luân phiên, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ quy hoạch, gắn công tác thi đua của chính quyền với thi đua của các đoàn thể.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực công tác gắn với mô tả công vệc ở từng vị trí để thực thi công việc ở từng vị trí thực hiện công việc đạt hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho thủ trƣởng các đơn vị, các cấp điều hành công việc một cách linh hoạt, giải quyết nhanh chóng thuận lợi.

Tăng cường đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế

- Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ và biện pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ để triển khai thống nhất từ huyện đến xã đảm bảo khách quan, hiệu quả.

- Xây dựng và triển khai quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)