Đánh giá theo các tiêu chí phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 103)

3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đặc biệt khó khăn nhƣ: Nghị quyết 30a/NQ - CP, Quyết định 167/QĐ - CP, chƣơng trình xây dựng hồ treo, chƣơng trình 134 và 135, các nguồn vốn đầu tƣ qua các chƣơng trình dự án và huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trong, ngoài huyện ngày càng tăng lên đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho huyện phát triển. Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn huyện năm 2013 đạt 410,25 tỷ đồng (giá hh), tăng 1,9 lần so với năm 2006.

Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2006-2013 huyện Hoàng Su Phì

Hạng mục 2006 2010 2013 TH 2013 Tốc độ phát triển % 2006-2010 1. Dân số (ngƣời) 55.261 57.651 59.646 60.445 2. Tổng GTGT (109đ, giá hh) 219,39 305,55 357,88 407,7 13,34

+ Nông lâm nghiệp 115,40 149,72 171,78 187,5 10,4

+ Công nghiệp - xây dựng 44,97 70,28 81,24 93,8 16,8

+ Dịch vụ 59,01 85,55 104,86 126,4 15,8

3. Cơ cấu các ngành kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00

+ Nông lâm nghiệp 52,60 49,00 48,00 46,00

+ Công nghiệp - xây dựng 20,50 23,00 22,70 23,00 + Thƣơng mại - dịch vụ 26,90 28,00 29,30 31,00 4. Thu nhập bình quân/ngƣời

(106đ, giá hh) 3,97 5,30 6,00 6,75

95

Tốc độ tăng trƣởng bình quân/năm thời kỳ 2001 - 2005 là 9,2% năm (tỉnh Hà Giang 10,6%), thời kỳ 2006-2010 là 13,34%. Nhƣ vậy tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trƣớc.

Tốc độ tăng trƣởng ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2013 bình quân đạt 10,4%/năm, cao hơn nhiều so với 7,5%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Tổng GTGT ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản năm 2013 đạt 187,5 tỷ đồng (giá HH).

Tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2013 bình quân đạt 16,8%/năm, cao gấp 1,25 lần tốc độ phát triển kinh tế của huyện (tốc độ phát triển kinh tế của huyện là 13,34%). Tổng GTGT ngành công nghiệp - xây dựng năm 2013 đạt 93,8 tỷ đồng (giá HH).

Tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2013 bình quânđạt 15,8%/năm, cao gấp 1,25 lần tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Tổng GTGT ngành dịch vụ năm 2013 đạt 126,4 tỷ đồng (giá HH).

Các mức phát triển trên cho thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Hoàng Su Phì giai đoạn 2006 - 2013 cao hơn giai đoạn trƣớc, phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh. Nền kinh tế của huyện những năm gần đây có tốc độ tăng trƣởng khá, trong đó khối dịch vụ và khối công nghiệp - xây dựng tăng khá.

3.2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người

Do tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá và ổn định nên thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng đều qua các năm. Năm 2000 đạt 2,5 triệu đồng/ngƣời (tƣơng đƣơng 152 USD, bình quân của tỉnh Hà Giang 180 USD), năm 2006 tăng lên 3,97 triệu đồng/ngƣời (230 USD, bình quân của tỉnh Hà Giang 250 USD). Năm 2010 đạt 6,75 triệu đồng/ngƣời (tƣơng đƣơng 340 USD, bình quân của tỉnh Hà Giang 7,42 triệu đồng/ngƣời 380 USD - giá HH).

3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có bƣớc chuyển dịch quan trọng, đúng hƣớng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế giảm dần.

- Nông lâm nghiệp, thuỷ sản: Tỷ trọng của ngành giảm từ 78% (năm 2000) xuống 52,6% (năm 2006). Năm 2013 giảm xuống còn 46,0%, tuy nhiên giá trị tuyệt

96 đối của ngành vẫn tăng đều.

- Công nghiệp - xây dựng: Tỷ trọng của ngành tăng từ 14% (năm 2000) lên 20,5% (năm 2006). Năm 2013 đạt 23,0%.

- Ngành dịch vụ: Tỷ trọng của ngành tăng từ18% (năm 2000) lên 26,9% (năm 2006) và 28% (năm 2008). Năm 2013 đạt 30,1%.

Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Hoàng Su Phì đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế từ thuần nông tự cung tự cấp dần chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trƣờng.

3.2.1.4. Sự phát triển của các ngành, lĩnh vực

(1) Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự phát triển đáng kể, bƣớc đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch theo hƣớng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2005 đạt 74 tỷ đồng, năm 2008 đạt 120 tỷ đồng, năm 2009 đạt 139 tỷ đồng và năm 2013 đạt 151 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2013 đạt 10,4%/năm.

(2) Sản xuất lâm nghiệp

Trong những năm qua công tác lâm nghiệp thƣờng xuyên đƣợc chú trọng, các chƣơng trình dự án về trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đƣợc triển khai thực hiện tốt. Tuyên truyền trong nhân dân tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đƣợc triển khai có hiệu quả; xã hội hoá công tác trồng rừng theo cơ chế riêng của huyện và đã quy hoạch xong ba loại rừng. Trong những năm gần đây toàn huyện đã trồng mới đƣợc 2.819 ha rừng đạt 70,4% Nghị quyết; chăm sóc khoanh nuôi, bảo vệ rừng đƣợc 15.103 ha đạt 119% Nghị quyết; độ che phủ rừng đạt 54%.

(3) Công nghiệp, thủ công nghiệp

Trong những năm qua tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên, năm 2006 chiếm 20,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện, đến năm 2013 đạt 23%. Ngành đã có những bƣớc phát triển, chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Song quy mô sản xuất vẫn còn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp.

97

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn đã bƣớc đầu phát triển, các hoạt động dịch vụ nhƣ: Bƣu chính viễn thông, nhà hàng khách sạn, vận tải hàng hoá, hành khách phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 69,6 tỷ đồng. Hệ thống chợ nông thôn phát triển mạnh thông qua cơ chế hỗ trợ của huyện và nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, nhiều chợ và cửa hàng thƣơng nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp.

Hoạt động du lịch đã có những bƣớc đột phá. Thành lập và đi vào hoạt động 10 làng văn hoá du lịch tại xã Thông Nguyên; Bản Péo, Nậm Dịch, Nam Sơn, Hồ Thầu, thị trấn Vinh Quang, Nàng Đôn nơi có tua du lịch đi qua; Hoàn thành và đƣa vào sử dụng nhà trạm đón khách tại km 17 xã Nậm Ty; 02 nhà trƣng bày sản phẩm của huyện tại thị trấn Vinh Quang. Trong 5 năm qua đã có trên 25.000 lƣợt khách đến du lịch, riêng khách nƣớc ngoài trên 5.000 lƣợt khách nƣớc ngoài đi du lịch đến địa bàn huyện. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 11 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)