Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Hoàng Su Phì
Hình 2.4. Bản đồ huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 2.2.1.1. Vị trí địa lý huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Huyện Hoàng Su Phì đƣợc thành lập theo quyết định số 49/1965/QĐ - HĐBT (nay là Chính phủ) và Nghị định số: 146/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Xí Mần và Quang Bình với 25 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đản Ván, Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Hồ Thầu, Nàng Đôn, Nam Sơn, Nậm Dịch, Nậm Khoà, Nậm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Sả Hồ, Tân Tiến, Tả Sử Choóng, Thông Nguyên, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Tụ Nhân, Túng Sán và thị trấn Vinh Quang.
35
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Hoàng Su Phì có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và trung bình, thấp dần về phía sông theo hướng dòng chảy của sông Chảy và sông Bạc, điều này đã tạo nên các dạng địa hình chính là địa hình núi cao, đồi núi thấp và trung bình, thung lũng hẹp. Địa hình núi cao có diện tích khoảng 60.000 ha và được tạo nên bởi các dãy núi cao, chạy dài theo đường địa giới tiếp giáp với các huyện lân cận và đường biên giới quốc gia tạo thành một vòng cung lớn bao quanh vùng.
a) Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Diện tích rừng của toàn huyện tính đến nay là 32.963,84 ha, trong đó có 15.933,96 ha rừng sản xuất, 15.381,49 ha rừng phòng hộ và 1.648,39 ha rừng đặc dụng. Trong những năm qua, huyện có những dự án đầu tƣ cải tạo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và diện tích có khả năng làm nông nghiệp cũng nhƣ cây lâm nghiệp hay cây ăn quả lâu năm trên địa bàn huyện khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi của huyện để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.
b) Tài nguyên đất đai
Huyện nằm trên thƣợng nguồn của sông Chảy, do quá trình kiến tạo địa chất lâu dài và quá trình phong hóa tại chỗ trên đá mẹ nên đã hình thành tài nguyên đất đa dạng. Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của huyện chia làm 6 loại đất và thuộc 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 227 ha, chiếm 0,36% tổng diện tích tự nhiên;
- Nhóm đất xám: có diện tích là 60.347,00 ha, chiếm 95,39% tổng diện tích tự nhiên;
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao: có diện tích là 1.316 ha, chiếm 2,08% tổng diện tích tự nhiên;
Các loại đất khác: 1.371,82 ha, chiếm 2,17% tổng diện tích tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Hoàng Su Phì:
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2013, huyện Hoàng Su Phì có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là: 63.261,82 ha, bằng 7,96% diện
36
tích toàn tỉnh. Bình quân diện tích đất trên một đơn vị hành chính cấp xã là 2.531 ha. Tuy nhiên diện tích tự nhiên giữa các xã trong huyện không đồng đều, xã Hồ Thầu và xã Túng Sán là xã có diện tích lớn nhất huyện 5.287,94 ha và 4.941,79 ha, chiếm 16,17% diện tích tự nhiên của huyện, thị trấn Vinh Quang có diện tích nhỏ nhất 481,33 ha, chiếm 0,76% diện tích của huyện. Trong tổng số 63.261,82 ha, đƣợc chia thành 3 nhóm chính. Bao gồm:
- Nhóm đất nông nghiệp: 46.562,31 ha chiếm 73,6% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.727,97 ha chiếm 2,73% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất chƣa sử dụng: 14.971,54 ha chiếm 23,67% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Hoàng Su Phì
Mục đích sử dụng Tổng số
(ha)
Cơ cấu theo loại đất (%)
Cơ cấu theo DTTN
(%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 63.261,82 100,00 100,00
I. NHểM ĐẤT NễNG NGHIỆP 46.562,31 73,60 73,60
1. Đất sản xuất nông nghiệp 13.589,07 29,18 21,48
1.1. Đất trồng cây hàng năm 10.326,56 75,99 16,32
1.1.1. Đất trồng lúa 3.351,6 31,23 5,10
1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 617,35 5,98 0,98
1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 6.484,63 62,80 10,25
1.2. Đất trồng cây lâu năm 3.262,51 24,01 5,16
2. Đất lâm nghiệp 32.963,84 70,80 52,11
2.1. Đất rừng sản xuất 15.933,96 48,34 25,19
2.2. Đất rừng phòng hộ 15.381,49 46,66 24,31
2.3. Đất rừng đặc dụng 1.648,39 5,00 2,61
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 9,40 0,02 0,01
4. Đất nông nghiệp khác - - -
II. NHểM ĐẤT PHI NễNG NGHIỆP 1.727,97 2,73 2,73
1. Đất ở 601,72 34,82 0,95
1.1. Đất ở tại nông thôn 579,49 96,31 0,92
1.2. Đất ở tại đô thị 22,23 3,69 0,04
37
Mục đích sử dụng Tổng số
(ha)
Cơ cấu theo loại đất (%)
Cơ cấu theo DTTN
(%)
2. Đất chuyên dùng 678,76 39,28 1,07
2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19,43 2,86 0,03
2.2. Đất quốc phòng, an ninh 25,68 3,78 0,04
2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 12,58 1,85 0,02 2.4. Đất sử dụng vào mục đích công cộng 621,07 91,50 0,98
3. Đất tôn giáo tín ngƣỡng 0,07 0,00 0,00
4. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 3,86 0,22 0,01
5. Đất sông, suối và MNCD 441,27 25,54 0,70
6. Đất phi nông nghiệp khác 2,29 0,13 0,00
III. NHểM ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 14.971,54 23,67 23,67
1. Đất bằng chƣa sử dụng - - -
2. Đất đồi núi chƣa sử dụng 14.757,44 98,57 23,33
3. Núi đá không có rừng cây 214,10 1,43 0,34
Nguồn: UBND huyện Hoàng Su Phì
Hình 2.5. Các nhóm đất trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì Nguồn: Học viên vẽ từ bảng 3.1
(3) Tài nguyên khoáng sản
Hệ thống sông suối khá dày đặc với 2 hệ thống sông chính là sông Chảy và sông Bạc có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, sỏi, đáp ứng nhu
38
cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện và là nơi gặp nhau của nhánh suối nước khoáng, nhiệt độ của nước lưu huỳnh khoảng 37 - 380C, lưu lượng dòng chảy đạt khoảng 1,3 m3/h. Trữ lƣợng và chất lƣợng của mỏ này chƣa đƣợc thăm dò, xác định; huyện còn có Mỏ Quặng Chì, Kẽm ở xã Bản Máy.
2.2.2. Dân số, lao động và việc làmtrên địa bàn huyện Hoàng Su Phì