Đánh giá theo nội dung quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 106)

3.2.2.1. Điểm mạnh trong quy hoạch phát triển kinh tế huyện:

Thứ nhất, quy hoạch phát triển kinh tế huyện đã đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá chi tiết và khoa học những điều kiện ảnh hƣởng bên ngoài huyện và đánh giá những tiềm năng cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế đã có sự tham gia của các cấp, các ban ngành của tỉnh Hà Giang và các đơn vị trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Điều đó đã mang lại những kết quả hết sức tích cực trong phát triển kinh tế huyện.: Kinh tế - xã hội huyện đều có những bƣớc chuyển biến rõ rệt, tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, lĩnh vực văn hoá, đời sống tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nền kinh tế của huyện có bƣớc phát triển mới theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đạt mức tăng trƣởng cao, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2013 đạt 13,34%.

Thứ hai, bộ máy quản lý quy hoạch phát triển kinh tế của huyện đã có những cải thiện trong cơ chế vận hành và chất lƣợng công việc.

Thứ ba, Hoàng Su Phì đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và ban hành các chính sách thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế. Chính sách đất đai

98

ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh; huyện cũng phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện những chƣơng trình ƣu đãi tín dụng phát triển kinh tế cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; v.v… Chính những chính sách đúng đắn đó đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện, cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành bƣớc đầu chuyển dịch rõ rệt, theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp giảm; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tốc độ tăng trƣởng của các ngành này đạt ở mức khá cao. Năm 2006 cơ cấu của các ngành nhƣ sau: Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 52,6% - CN và xây dựng chiếm 20,5% - Dịch vụ chiếm 26,9%. Đến năm 2013 cơ cấu này đƣợc thay đổi nhƣ sau: Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 46,5% - CN và xây dựng chiếm 22,5% - Dịch vụ chiếm 31%.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển kinh tế của huyện tổng thể đã có những kết quả khả quan khi đã phát hiện ra những lỗi cơ bản phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch tại các địa phƣơng, hỗ trợ huyện đƣa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân

Thứ nhất, nội dung quy hoạch phát triển kinh tế của huyện không thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của các điều kiện môi trƣờng. Do đó, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao, năng suất lao động xã hội, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, rừng, vốn đầu tƣ còn hạn chế. Sản xuất cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, công nghệ giản đơn; sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Sự phát triển còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tƣ, các chính sách ƣu tiên ƣu đãi của Nhà nƣớc; chủ trƣơng chính sách thu hút đầu tƣ, xã hội hoá đầu tƣ phát triển của Trung ƣơng và tỉnh triển khai trên địa bàn kết quả còn hạn chế; hiệu quả khai thác, phát huy các chƣơng trình dự án, các hạng mục công trình (đầu tƣ hỗ trợ từ bên ngoài) chƣa đạt kết quả nhƣ mục tiêu đề ra.

Thứ hai, bộ máy quản lý quy hoạch phát triển kinh tế còn hạn chế về trình độ chuyên môn, bên cạnh đó, công tác tập huấn, đào tạo cán bộ chƣa thật sự chú trọng, dẫn đến hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

Thứ ba, các chính sách thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế của huyện vẫn còn khá cứng nhắc và hiện nay còn thiết sót nhiều vấn đề. Ví dụ, huyện chƣa xây

99

dựng đƣợc bảng giá đất đai trên địa bàn huyện. Những điều đó phần nào gây khó khăn cho hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân, khiến cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nhìn chung còn chậm; tỉ trọng của lĩnh vực nông lâm nghiệp tuy có giảm trong cơ cấu kinh tế nhƣng cơ cấu các ngành trong lĩnh vực này chƣa có chuyển dịch lớn. Các chƣơng trình kinh tế nhƣ: Trồng rừng kinh tế, trồng cây thức ăn gia súc, phát triển cây vụ đông, phát triển chăn nuôi... do nhiều nguyên nhân khác nhau chƣa đạt nhiệm vụ đề ra. Giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác tăng chậm và còn thấp so với mức bình quân của cả tỉnh.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế chƣa đƣợc huyện thực hiện một cách bài bản, mà chủ yếu thực hiện kiểm tra theo kế hoạch là chính. Do đó, lỗi phát sinh bị bỏ sót là khá lớn, hiệu quả đem lại của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch không cao. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế của huyện. Trong thời gian tới, việc bổ sung nhân lực kiểm tra, giám sát; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ này là vấn đề cần thiết cần đƣợc huyện Hoàng Su Phì quan tâm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, luận văn đã sử dụng hệ thống số liệu thu thập thực tế về việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì để đƣa vào phân tích đánh giá 04 nội dung lớn của quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. đã chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý và thực hiện quy hoạch, qua đó tạo căn cứ thực tế cho việc nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp ở chƣơng tiếp theo.

100

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP VỀ QUY TRÌNH HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 106)