PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 39)

- Đề tài vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nƣớc.

- Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu.

Hình 2.1. Quy trình áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu

Cụ thể:

- Bƣớc 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về quy hoạch phát triển kinh tế địa phƣơng, một số vấn đề mà các tác giả đã chƣa đề cập đến là:

+ Nội dung công tác quy hoạch phát triển kinh tế huyện tiếp cận theo quá trình quản lý nói chung; Nội dung công tác quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nói riêng.

+ Khái quát các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện.

- Bƣớc 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Bước 4: Phân tích dữ liệu

31

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cuối cùng, luận văn cần hƣớng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Quy hoạch là gì? Quy hoạch có những đặc điểm nào?

(2) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quy hoạch cần đáp ứng những yêu cầu đổi mới nào?

(3) Quy hoạch kinh tế cấp huyện là gì? Quy hoạch kinh tế cấp huyện có vai trò nhƣ thế nào đối với hoạt động quản lý của chính quyền địa phƣơng và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng?

(4) Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch kinh tế cấp huyện chịu sự tác động chi phối bởi những yếu tố nào?

(5) Quy hoạch kinh tế cấp huyện bao gồm những nội dung chính nào?

(6) Phƣơng pháp nào có thể sử dụng để đánh giá quy hoạch kinh tế cấp huyện?

(7) Huyện Hoàng Su Phì có những tiềm năng phát triển kinh tế nào?

(8) Thực trạng quy hoạch kinh tế huyện Hoàng Su Phì hiện nay nhƣ thế nào? Có những điểm mạnh nào cần phát huy và điểm yếu nào cần khắc phục?

(9) Định hƣớng hoàn thiện quy hoạch kinh tế của huyện Hoàng Su Phì nhƣ thế nào? (10) Các nhà quy hoạch cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện quy hoạch kinh tế của huyện Hoàng Su Phì trong giai đoạn từ nay đến năm 2020?

- Bƣớc 3. Thu thập dữ liệu.

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc học viên thu thập một cách chọn lọc và xử lý một cách tỷ mỉ để có đƣợc nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất, phục vụ cho việc phân tích thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì.

Cụ thể, để có đƣợc dữ liệu thứ cấp, học viên thu thập các công trình nghiên cứu trƣớc có liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì đã đƣợc công bố nhƣ: đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ của huyện Hoàng Su Phì có liên quan, các báo cáo, tài liệu của UBND và một số cơ quan khác của huyện Hoàng Su Phì. Sau khi thu thập các tài liệu trên, học viên thực hiện việc

32

sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận văn để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.

Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, học viên thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận văn và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề.

Ngoài ra, để xử lý dữ liệu, học viên còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp thống kê, so sánh, v.v. từ đó có đƣợc những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì.

- Bƣớc 4. Phân tích dữ liệu.

Dựa trên số liệu thứ cấp đƣợc thu thập, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá giữa thực trạng vớ i các tiềm năng phát triển kinh tế của Hoàng Su Phì; nhận diện những hạn chế và ảnh hƣởng của chúng đến công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại trong việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Hoàng Su Phì.

- Bƣớc 5. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu luận văn

Nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế nói chung, quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện nói riêng là vấn đề rất phức tạp và khó, bởi vì phạm vi thu thập dữ liệu lẫn phạm vi tác động, ảnh hƣởng của quy hoạch là rất rộng, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực khác. Do đó, nó đòi hỏi sự am hiểu, tỉ mỉ của ngƣời thực hiện.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên thực hiện việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của một số ngành khoa học chủ yếu nhƣ: khoa học hành chính, khoa học chính sách.

Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu đã đề ra cùng với các nội dung nghiên cứu trọng tâm của luận văn đƣợc xác định trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện, học viên có thể xác định đƣợc khung lý thuyết nghiên cứu của luận văn, cụ thể dƣới đây:

33

Hình 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện

Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, luận văn đƣợc tiến hành theo quy trình sau:

Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì

Nghiên cứu tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài

Thu thập dữ liệu về quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Hoàng Su Phì

Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì Xây dựng khung

lý thuyết nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Hoàng Su Phì

Quy hoạch phát triển kinh tế huyện:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện: quy hoạch ngành kinh tế; quy hoạch vùng kinh tế

- Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện quy hoạch - Xây dựng các chính sách thực hiện quy hoạch - Kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch

Kinh tế cấp huyện Mục tiêu:

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế cấp huyện.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện.

- Góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các yếu tố tác động:

- Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Tác động của bối cảnh quốc tế; Tác động của môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội.

- Nhóm các yếu tố thuộc về địa phương: Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; Vai trò của chính quyền địa phƣơng; Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng.

34

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ở huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)